Thứ Năm, 24 tháng 9, 2020

CÔNG ĐIỆN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ NGUYỄN XUÂN PHÚC VỀ PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19

Ngày 24-9, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ban hành Công điện 1300/CĐ-TTg về việc phòng, chống dịch Covid-19.

Công điện nêu rõ, dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp tại nhiều nước trên thế giới. Mỗi ngày ghi nhận khoảng 250.000 ca mắc mới, khoảng 5.000 người tử vong và chưa có dấu hiệu chững lại; thậm chí đã lây lan nhanh trở lại tại một số nước sau khi nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội. Theo nhiều dự báo, dịch bệnh có nguy cơ bùng phát mạnh tại nhiều nước trong thời gian tới.

Việt Nam đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh. 22 ngày liên tiếp không phát hiện ca mắc mới trong cộng đồng. Cả nước đã tăng cường triển khai các giải pháp thực hiện mục tiêu kép, đạt kết quả bước đầu. Đây là thành quả quan trọng góp phần ổn định và phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, nguy cơ dịch bệnh vẫn thường trực, nhất là từ người nhập cảnh nhưng không chấp hành nghiêm quy định về cách ly, giám sát y tế, từ người nhập cảnh trái phép, nguồn bệnh từ các đợt dịch trước nhưng chưa được phát hiện, từ hàng hóa nhập khẩu… Tại một số nơi, ngay cả trong một số cơ quan nhà nước, nhân dân đã bắt đầu xuất hiện tâm lý chủ quan, thực hiện không đúng, không đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch.

Để duy trì vững chắc thành quả phòng, chống dịch, tạo cơ sở thúc đẩy các hoạt động phục hồi, phát triển nền kinh tế, bảo vệ sức khỏe nhân dân, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục đề cao cảnh giác, tuyệt đối không lơ là, chủ quan trước nguy cơ dịch bệnh; tổ chức thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19.

Công điện nêu rõ Bộ Y tế hướng dẫn cụ thể việc thực hiện nghiêm biện pháp: Đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, tại các địa điểm và trên phương tiện giao thông công cộng; rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; hạn chế tụ tập đông người tại nơi công cộng; giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc.

Bên cạnh đó, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh, bảo đảm thực hiện đầy đủ, nghiêm túc biện pháp phòng, chống dịch trong phạm vi quản lý, xử lý nghiêm minh trường hợp vi phạm.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các địa phương chú trọng phòng, chống dịch tại các đô thị lớn, địa bàn tập trung đông dân cư, các khu vực thường xuyên tập trung đông người, trường học, khu công nghiệp, chợ, siêu thị, cơ sở cách ly…; đặc biệt, chú ý bảo đảm an toàn, quyết không để dịch bệnh xuất hiện, lây lan trong các cơ sở y tế; xét nghiệm ngay đối tượng có biểu hiện ho, sốt trong cộng đồng; thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn cho người cao tuổi, người có bệnh lý nền.

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố chủ động chuẩn bị các kịch bản, bảo đảm cơ sở vật chất, nhân lực đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch; thường xuyên tổ chức diễn tập, tập huấn các biện pháp ứng phó với các tình huống dịch bệnh có thể xảy ra.

Từng cơ quan, đơn vị, tổ chức phải có phương án cụ thể và thường xuyên rà soát, kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn phòng, chống dịch theo các tiêu chí do Bộ Y tế quy định. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm về phòng, chống dịch tại cơ quan, đơn vị và trong phạm vi quản lý.

Trường hợp xuất hiện dịch bệnh, tập trung chỉ đạo thực hiện các biện pháp khoanh vùng gọn, cách ly triệt để, xét nghiệm ngay ở phạm vi cần thiết, kịp thời truy vết nhanh, bảo đảm ngăn chặn, kiên quết không để dịch lây lan trên diện rộng.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế rà soát, hoàn thiện các quy định, hướng dẫn về phòng, chống dịch trong các hoạt động kinh tế - xã hội; bảo đảm rõ quy trình, thủ tục, trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền trong thực hiện phòng, chống dịch, nhất là đối với các cơ sở y tế và quản lý người nhập cảnh khi mở lại các đường bay thương mại quốc tế.

Bộ Y tế kịp thời hỗ trợ điều trị các ca bệnh nặng vượt quá khả năng ứng phó của địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch tại các bộ, ngành, địa phương.

Đồng thời, Bộ Y tế hướng dẫn cụ thể việc bảo đảm an toàn các cơ sở y tế, có tiêu chí đánh giá an toàn đối với từng khoa, phòng và cơ sở y tế; tăng cường đăng ký khám bệnh qua mạng; siết chặt thực hiện phân luồng người đi lại giữa các khoa trong nội bộ cơ sở y tế; có phương án xét nghiệm, kết nối giữa các bệnh viện trong việc tiếp nhận, xét nghiệm, giới thiệu xét nghiệm người bệnh khi có biểu hiện mắc COVID-19; hết sức chú trọng bảo đảm an toàn cho bệnh nhân nặng điều trị tại cơ sở y tế. Từng khoa, phòng thuộc cơ sở y tế đều phải kiểm tra, đánh giá hàng ngày về mức độ bảo đảm an toàn. Người đứng đầu cơ sở y tế, cơ quan chủ quản của cơ sở y tế chịu trách nhiệm về kết quả phòng, chống dịch tại cơ sở y tế và địa bàn phụ trách.

Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động áp dụng biện pháp phù hợp đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch, đồng thời không để ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân.

Bộ Công an; Bộ Quốc phòng; UBND cấp tỉnh tiếp tục kiểm soát chặt chẽ, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các trường hợp nhập cảnh trái phép.

Bộ Quốc phòng tiếp tục quản lý chặt chẽ các cơ sở cách ly tập trung.

Bộ Công an, chính quyền và ngành Y tế địa phương chịu trách nhiệm tổ chức cách ly tại cơ sở lưu trú, giám sát y tế chặt chẽ trường hợp nhập cảnh, không để dịch bệnh lây chéo trong cơ sở cách ly và lây lan ra cộng đồng.

Công điện nêu rõ: Việc mở lại các đường bay thương mại quốc tế phải bảo đảm an toàn. Tất cả người nhập cảnh đều phải khai báo y tế, xét nghiệm, cách ly, giám sát y tế phù hợp và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.

Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Y tế; Đài Truyền hình Việt Nam; Đài Tiếng nói Việt Nam; Thông tấn xã Việt Nam; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các cơ quan báo chí tiếp tục truyền thông về phòng, chống dịch; chú trọng truyền thông về thực hiện thông điệp 5K, cài đặt và sử dụng các ứng dụng khai báo y tế tự nguyện, Bluezone./.

TTXVN

Hình ảnh có thể có: 1 người, bộ vét

Luật sư “nhân quyền”, nhà gây quỹ “dân chủ” và vụ án khủng bố

 Vụ án xét xử nhóm khủng bố tham gia tổ chức phản động lưu vong “Triều Đại Việt” khép lại với bản án nghiêm minh với 2 tội danh "Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân", "Chế tạo, tàng trữ, mua bán trái phép vật liệu nổ". Hội đồng xét xử khẳng định hành vi của các bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, các bị cáo dù biết rõ hành vi phạm tội nhưng vì tư tưởng bất mãn chế độ nên vẫn cố tình thực hiện, xem thường kỷ cương, pháp luật, gây hậu quả làm bị thương 2 người và thiệt hại nhiều tài sản.



Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Nguyễn Khanh, kẻ cầm đầu vụ án, thành viên của tổ chức "Triều đại Việt" 24 năm tù cho 2 tội danh, 16 bị cáo với mức án từ 2-18 năm tù và chịu đền bù thiệt hại cho người bị thương và tài sản do hành vi khủng bố gây ra. Các luật sư bào chữa cho các bị cáo đồng tình về tội danh truy tố nhưng đề nghị Hội đồng xét xử xem xét các tình tiết giảm nhẹ như thành khẩn khai báo, hiểu biết pháp luật còn hạn chế,...Nói lời sau cùng, các bị cáo đều xin giảm nhẹ hình phạt.

Những tưởng phiên tòa với tội phạm quả tang, động cơ phạm tội rõ ràng, tính chất phạm tội thì khỏi phải nói, không một đất nước nào, một chế độ chính trị nào dung thứ hay xem nhẹ được. Hội đồng xét xử nhận định, đây là vụ án xâm phạm an ninh quốc gia do tổ chức "Triều đại Việt" thực hiện, sử dụng  phương pháp bạo động vũ trang, khủng bố để lật đổ chế độ Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.Thế nhưng, sau phiên tòa, “luật sư nhân quyền” Nguyễn Văn Miếng, đồng thời cũng là một trong số luật sư bào chữa cho một số bị cáo than thở rằng “bản án khủng”, ý là quá nặng cho các bị cáo cùng với khai thác hoàn cảnh đời tư của một số bị cáo để “than trách” Hội đồng xét xử kiểu như “Có hai cặp vợ chồng, cùng bị tuyên án. Con cái họ sống làm sao?”, châm ngòi cho đám zân chủ la ó đây là “bản án bất công” (Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng, thân hữu Việt Tân), “Không thương vong về người. Vậy thì phạt hành chính rồi đưa họ về, chứ còn xử họ làm gì. Vì chưa chết ai, mà cũng chưa ai bị thương mà nênn không thể nào cấu thành tội được...” (nhà zân chủ “Thủy nguyễn”), “thương họ quá, căm thù cộng sản” (Nguyễn Thúy Hạnh, bà chủ quỹ 50K)…

Chưa hết, trong bài trả lời phỏng vấn BBC được giật tít “Vụ nổ bom trụ sở CA: Gần 200 năm tù cho nhóm Triều Đại Việt”, LS Nguyễn Văn Miếng còn biện hộ cho các bị cáo theo kiểu: "Khi tòa chỉ ra cái sai, phần lớn các bị cáo đều chấp nhận. Đúng là các bị cáo đã có một số hành động không thể chấp nhận được, như mua thuốc nổ, chế tạo, đặt bom. Trong này có một số người bản thân họ không có ý niệm rõ ràng về bạo lực khi theo nhóm Triều Đại Việt... Nhưng mức án tòa đưa ra quá cao, nhất là với bị cáo đầu vụ (24 năm tù), cộng với khoản tiền bồi thường, khiến cho mức độ răn đe quá kinh khủng", “Tất nhiên về mặt luật pháp, tòa đã thực thi quyền mà pháp luật cho phép. Nhưng để kêu gọi người ta hối cải thì mức án quá cao như vậy gần như đã tước bỏ cơ hội hối cải của các bị cáo. Chẳng hạn như với gia đình ông Nguyễn Khanh, cả hai bố con đều chịu mức án rất nặng. Do đó tình trạng có thể nói rất bi thảm." hay "Những vụ án chính trị khác, những người đầu vụ, đứng đầu một tổ chức chính trị cũng chỉ 15 năm tù thôi. Những người có vị trí chính trị, chức vụ thì cũng chỉ 12 năm thôi.'' Luật sư Miến nhận xét.

Ông luật sư này cũng biện hộ, các bị cáo hành động như vậy vì động cơ vụ lợi, chứ không vì mục đích chống phá hay khủng bố. Họ cũng làm theo yêu cầu một cách miễn cưỡng. … Và các vật liệu dùng làm bom cũng không có độ sát thương lớn (???)

 

Theo báo chí tường thuật thì thấy, kẻ cầm đầu tổ chức Triều Đại Việt này là Ngô Văn Hoàng Hùng (thường gọi là Ngô Hùng), là kẻ phản động lưu vong ở Canada, từng mang án tử hình (sau giảm xuống chung thân) về tội "Âm mưu lật đổ chính quyền" vào năm 1979. Sau khi vượt biên sang nước ngoài, Hùng thành lập tổ chức "Triều đại Việt," thường xuyên sử dụng mạng xã hội để lôi kéo nhiều người trong nước tham gia tổ chức, trong đó có bị cáo Nguyễn Khanh. Nguyễn Khanh được Hùng hứa hẹn phong giữ chức "Chuẩn tướng, Tỉnh trưởng tỉnh Đồng Nai." Hùng chuyển cho Khanh tổng cộng 144 triệu đồng và 600 đôla Canada (CAD).

Sau khi nhận tiền, Khanh mua 5kg thuốc nổ và 20 kíp nổ của Nguyễn Trung Trực và lên kịch bản, phân chia vai trò cho các đối tượng tham gia vụ gây nổ tại trụ sở Công an Phường 12, quận Tân Bình vào lúc 14 giờ. Ngoài vụ việc trên, Nguyễn Khanh còn giao 1 trái nổ cho Nguyễn Xuân Phương để gây nổ tại trụ sở Công an phường Tam Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai nhưng không thành do Phương sợ nên đã ném bỏ xuống khu vực cầu Suối Linh. Ngày 23/6/2018, Nguyễn Khanh giao 3 trái nổ cho Nguyễn Minh Tấn – "Tư lệnh quân khu 4" do Ngô Hùng phong, giao nhiệm vụ cho Tấn gây nổ ở Công an tỉnh Hậu Giang và tỉnh Kiên Giang.

Theo Hội đồng xét xử, không chỉ trực tiếp hoặc giúp sức gây ra các vụ nổ, các bị cáo còn tích cực lôi kéo nhiều người ở các tỉnh Tiền Giang, An Giang, Bình Phước. Ngô Hùng đã gửi tiền cho các bị cáo Nguyễn Khanh, Nguyễn Minh Tấn và nhiều bị cáo khác để hoạt động mua vật liệu chế tạo quả nổ, may cờ tổ chức "Triều đại Việt"...

Trong vụ án này, duy nhất bị cáo Nguyễn Xuân Phương, người được giao nhiệm vụ gây nổ tại trụ sở Công an phường Tam Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai nhưng đã không làm và vứt trái nổ xuống sông được Cơ quan điều tra miễn truy cứu trách nhiệm hình sự do có tình tiết "tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội," thành khẩn khai báo, tích cực hợp tác trong quá trình điều tra.

Một vụ án tính chất khủng bố với động cơ chống chính quyền, nhằm vào các trụ sở công an và gây hậu quả rõ ràng như vậy, nếu không được công an phát hiện và ngăn chặn, chắc chắn sẽ còn tiếp tục thực hiện trên diện rộng, mưu đồ đẩy đất nước vào hỗn loạn, chết chóc như vậy mà vị “luật sư nhân quyền” Nguyễn Văn Miếng và “nhà đấu tranh dân chủ”, “chủ quỹ dân chủ” vẫn còn thương vay khóc mướn, oán thán chính quyền được…thật không còn gì để bàn với họ cả về khía cạnh pháp lý đến đạo đức nữa! Cho nên có thể thấy, việc Nhà nước Việt Nam luôn sẵn lòng “xuất khẩu” mấy luật sư, nhà zân chủ này sang các “thiên đường dân chủ” của họ thực rất đúng đắn. Ở đó, họ sẽ thấy, ngoài giá trị pháp lý ra, chính sách hình sự nhân đạo là thứ xa xỉ cỡ nào

KHÔNG CÓ CA MẮC COVID-19 MỚI, VIỆT NAM KIỂM SOÁT TỐT TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH TRONG NƯỚC

 Tính đến hôm nay 24/9 vừa tròn 22 ngày Việt Nam không ghi nhận ca mắc Covid-19 mới ở cộng đồng. Đến nay số ca bệnh tại nước ta là 1.069, trong đó 991 ca đã điều trị khỏi, 35 trường hợp tử vong, không còn trường hợp bệnh nhân covid-19 nặng.Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 20.872. So sánh những con số này với con số mắc covid-19 ở những nước phát triển như Mỹ 7.098.291 ca nhiễm, 205.478 ca tử vong; Ấn Độ 5.650. 540 ca nhiễm, 90.077 ca tử vong; Philippines 294.591 ca nhiễm, 5.091 ca tử vong thì chúng ta mới thấy rõ sự nỗ lực phòng, chống, điều trị covid-19 của tất cả các ban, ngành, tất cả người dân Việt Nam mà trước tiên là Bộ y tế và các y, bác sĩ tuyến đầu chống dịch. Họ đã rất nỗ lực giành giật sự sống cho tất cả mọi bệnh nhân bao gồm cả những ca tưởng chừng không qua khỏi như bệnh nhân số 91 phi công người Anh nhưng cũng rất đau xót cho 35 trường hợp tử vong đều người già mắc covid-19 trên nền bệnh lý nặng như suy thận mạn giai đoạn cuối, ung thư máu giai đoạn cuối không đáp ứng hoá chất, hội chứng mạch vành, suy hô hấp cấp, thoái hoá đa khớp, tăng huyết áp, suy thượng thận mạn, đái tháo đường tuyp 2, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, suy kiệt, suy đa tạng. Hiện tại các y, bác sĩ vẫn đang tích cực điều trị cho 43 bệnh nhân covid-19 và sẵn sàng tiếp nhận, điều trị nếu xét nghiệm phát hiện ra các ca nhiễm mới trong cộng đồng hoặc nhập cảnh từ nước ngoài về.

KHÔNG CÓ CA MẮC COVID-19 MỚI, VIỆT NAM KIỂM SOÁT TỐT TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH TRONG NƯỚC

Số liệu ca nhiễm covid-19 tại Việt Nam và thế giới (cập nhật tới 24/9/2020)

Việt Nam là quốc gia có hơn 96 triệu dân, có chung đường biên giới với Trung Quốc - đất nước khởi phát ổ dịch covid-19 và xác định ca nhiễm Covid-19 đầu tiên ngày 23/1/2020. Cho đến nay, dịch covid-19 tại nước ta có thể phân chia ra làm 4 giai đoạn hết sức rõ ràng: Giai đoạn thứ nhất từ ngày 22/1 đến ngày 5/3, cả nước đã có 16 trường hợp mắc tại 4 tỉnh thành phố, không ghi nhận trường hợp tử vong. Giai đoạn thứ hai từ ngày 6/3 đến ngày 22/4, cả nước ghi nhận 252 trường hợp mắc tại 29 tỉnh, thành phố; không ghi nhận trường hợp tử vong. Giai đoạn thứ ba từ ngày 23/4 đến ngày 22/7, cả nước ghi nhận 147 trường hợp mắc tại 18 tỉnh, thành phố; không ghi nhận trường hợp tử vong. Toàn bộ số ca mắc đều là các trường hợp trở về từ nước ngoài, được cách ly ngay sau khi nhập cảnh, không ghi nhận ca mắc mới tại cộng đồng. Giai đoạn thứ tư từ ngày 23/7 đến nay, cả nước đã ghi nhận 654 trường hợp mắc, 35 trường hợp tử vong, trong đó có 67 trường hợp nhập cảnh từ nước ngoài và 587 trường hợp lây nhiễm trong nước tại 15 tỉnh, thành phố. Hiện bệnh nhân covid-19 cuối cùng ở ổ dịch Đà Nẵng đã được công bố khỏi bệnh, chỉ còn 43 bệnh nhân đang điều trị ở các cơ sở y tế mà tập trung chủ yếu ở Bệnh viện Nhiệt đới cơ sở Đông Anh. Điều này có thể khẳng định Việt Nam đang kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh trong giai đoạn hiện nay.

Sở dĩ Việt Nam có được thành công này là vì Việt Nam đã rất minh bạch, cởi mở trong việc chia sẻ, cập nhật dữ liệu về tình hình Covid-19 đồng thời có được chỉ đạo sáng suốt của Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam từ chiến lược tổng động viên, huy động toàn xã hội, đi đầu là các lực lượng y tế, quân đội, công an, chính quyền các cấp và mọi cá nhân như cuộc chiến mà Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo chống Pháp và Mỹ trong thế kỷ XX. Đại dịch covid-19 một lần nữa chứng kiến sức mạnh đoàn kết của toàn thể người dân Việt Nam. Tình hình dịch bệnh trong nước tạm thời được kiểm soát nhưng tình hình dịch bệnh ở các quốc gia trên thế giới vẫn diễn biến hết sức phức tạp vì vậy Việt Nam không hề chủ quan, ngủ quên trên chiến thắng mà vẫn tiếp tục thực hiện giải pháp ngăn chặn triệt để nguồn lây nhiễm bên ngoài. Tất cả các trường hợp nhập cảnh đều phải cách ly tập trung 14 ngày, lấy mẫu xét nghiệm 2 lần. Hệ thống giám sát, phát hiện sớm các ca bệnh trong cộng đồng được duy trì để khoanh vùng, dập dịch ngay lập tức. Năng lực ứng phó với đại dịch tiếp tục được tăng cường, đặc biệt là đội ngũ y tế trong chăm sóc, điều trị người nhiễm COVID-19 ở tất cả các tuyến.

Tình hình dịch bệnh trong nước được kiểm soát cũng chính là cơ hội để nền kinh tế mới nổi Việt Nam phục hồi, tiếp tục tăng trưởng. Chính phủ đã sáng suốt chỉ đạo mục tiêu kép vừa chống dịch vừa thúc đẩy phục hồi kinh tế. Người dân không quá lo lắng nhưng cũng không được phép lơ là, chủ quan mà không thực hiện các biện pháp phòng dịch. Thiết nghĩ, với sự đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân, các cấp chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể thì chắc chắn Việt Nam không những vượt qua đại dịch mà còn có những bước đột phá trong phát triển kinh tế./.

Thứ Ba, 22 tháng 9, 2020

THÁI LAN ĐIÊN ĐẢO VÌ BIỂU TÌNH

 Biểu tình sinh viên đòi cải cách chế độ quân chủ sục sôi suốt hai tháng qua, khiến Thủ tướng Prayut lo ngại Thái Lan "chìm trong biển lửa".


Hàng chục nghìn người đã đổ ra đường ở Bangkok vào cuối tuần qua để biểu tình, tiếp nối các cuộc xuống đường đã diễn từ tháng 7, nhằm chống lại chính quyền của Thủ tướng Prayut Chan-o-cha. Thủ tướng Prayut là cựu lãnh đạo cuộc đảo chính năm 2014 và đặt Thái Lan dưới sự kiểm soát của quân đội trong 5 năm.


Dưới chính quyền quân sự, hiến pháp mới đã được soạn thảo trước cuộc bầu cử năm ngoái. Ông Prayut đã được bầu là người lãnh đạo chính phủ dân sự, chiến thắng mà giới phân tích cho rằng được các điều khoản hiến pháp mới hậu thuẫn.

Người biểu tình nói rằng toàn bộ cuộc bầu cử đã bị thao túng. Theo đó, họ gửi thưtới Vua Maha Vajiralongkorn để yêu cầu cải cách chế độ quân chủ, Thủ tướng Prayuth Chan-ocha cùng chính phủ của ông từ chức và soạn thảo bản hiến pháp mới, dân chủ hơn, thay thế hiến pháp hiện tại.

Người biểu tình cũng yêu cầu bãi bỏ luật phỉ báng, quy định nhằm ngăn hoàng gia bị chỉ trích. Đây được xem là một trong các điều luật khắc nghiệt nhất thế giới, có thể khiến người vi phạm phải ngồi tù tới 15 năm với mỗi tội danh.

Làn sóng bất bình của công chúng đã âm ỉ từ tháng 2, khi giới lãnh đạo của đảng đối lập, phe được giới trẻ Thái Lan ủng hộ, bị cấm tham gia chính trị. Nhiều người nói rằng động thái chống lại đảng Tương lai mới mang động cơ chính trị.

Ngoài ra, Covid-19, đại dịch khiến nền kinh tế Thái Lan đóng cửa và rơi vào suy thoái, đã khoét sâu thêm khoảng cách giàu nghèo ở quốc gia Đông Nam Á này.

Hồi tháng 6, nhà hoạt động nổi tiếng Wanchalearm Satsaksit, người từng sống lưu vong ở Campuchia, bất ngờ biến mất. Giới hoạt động am hiểu về mạng xã hội Thái Lan đồng loạt đăng Twitter yêu cầu câu trả lời về vụ mất tích.

Chiến dịch trực tuyến này đã chuyển thành biểu tình trực tiếp từ giữa tháng 7 và làn sóng biểu tình trên khắp đất nước nổ ra, với ước tính 50.000 tham dự cuối tuần qua, biến đây trở thành biểu tình lớn nhất kể từ cuộc đảo chính năm 2014.

Thái Lan nhiều thập kỷ qua đã vướng vào vòng xoáy của biểu tình bạo lực và đảo chính quân sự. Nhưng trong quá khứ, các phong trào này thường được các thế lực chính trị và tài chính hậu thuẫn. Phong trào biểu tình của sinh viên hiện tại không có một nhà lãnh đạo duy nhất, lấy cảm hứng một phần từ làn sóng biểu tình Hong Kong.

Việc người biểu tình lần đầu lên tiếng đòi cải cách chế độ quân chủ, một vấn đề tương đối nhạy cảm, cũng là điểm khác biệt lớn của phong trào hiện tại so với trước đây.

Theo hiến pháp, hoàng gia, gồm Vua Maha Vajiralongkorn, thường không can thiệp vào chính trị, nhưng có sức ảnh hưởng rất lớn. Kể từ khi tiếp quản ngai vị năm 2016, ông thực hiện những thay đổi chưa từng có, khi trực tiếp kiểm soát tài sản của hoàng gia và chỉ huy hai đơn vị quân đội. Hậu thuẫn cho ông là quân đội bảo hoàng và gia tộc tỷ phú quyền lực.

Phong trào biểu tình của sinh viên đã thu hút quan tâm và ủng hộ của đông đảo người dân Thái Lan, trong đó có rất nhiều người thuộc tầng lớp lao động. Phong trào này cũng lan rộng ở nhiều trường trung học khắp cả nước.

"Chúng tôi phải chiến thắng nỗi sợ của chính mình, bởi nếu không chiến đấu, tương lai của chúng tôi sẽ không được cải thiện", Rewat Chusub, thợ may 41 tuổi tham gia biểu tình trước Cung điện hoàng gia cuối tuần qua, nói.

Người ủng hộ hoàng gia Thái Lan biểu tình ở thủ đô Bangkok hôm 30/8. Ảnh: AP.

Tuy nhiên, các nhóm bảo hoàng cũng tổ chức phong trào chống biểu tình quy mô nhỏ hơn, với hầu hết thành phần tham dự là người lớn tuổi hơn.

Thủ tướng Prayut nói rằng Thái Lan có thể "chìm trong biển lửa", nếu sinh viên tiếp tục đi quá xa, dù ông cam kết sử dụng các "biện pháp nhẹ nhàng hơn" để đối phó với làn sóng biểu tình.

Cho tới nay, hơn 20 người biểu tình đã bị bắt, bị buộc tội nổi loạn và vi phạm quy tắc phòng chống Covid-19, nhưng đã được tại ngoại.

Các nhà hoạt động kêu gọi tiến hành cuộc biểu tình khác bên ngoài quốc hội vào ngày 24/9, thời điểm các nghị sĩ tranh luận về thay đổi hiến pháp. Họ cũng muốn tiến hành tổng đình công vào ngày 14/10 tới.

Paul Chambers, cố vấn đặc biệt về các vấn đề quốc tế tại Trung tâm Nghiên cứu Cộng đồng ASEAN thuộc Đại học Naresuan, nói rằng bằng cách đề cập tới chế độ quân chủ, người biểu tình đã tạo ra thay đổi lớn ở Thái Lan.

Nhiều nhà sử học lo ngại phong trào biểu tình sinh viên hiện tại làm dấy lên nỗi ám ảnh về vụ thảm sát tại Đại học Thammasat năm 1976. Sinh viên biểu tình bị bắn và đánh chết bởi phe bảo hoàng. Matt Wheeler, nhà phân tích cấp cao của International Crisis Group, nhóm nghiên cứu khủng hoảng toàn cầu ở Bỉ, chỉ ra đây có thể là "minh chứng rõ ràng" cho rủi ro người biểu tình ủng hộ dân chủ có thể phải đối mặt.

Người biểu tình tập trung kín phía trước Cung điện hoàng gia ở Bangkok hôm 19/9. Ảnh: NYTimes.

"Rất nhiều người có thể sẽ chết. Nhưng để có được tự do, chúng tôi phải chấp nhận rủi ro lớn", Panusaya Sithijirawattanakul, một trong số lãnh đạo sinh viên biểu tình cuối tuần qua, cho hay.

Tuy nhiên, Titipol Phakdeewanich, nhà phân tích chính trị tại Đại học Ubon Ratchathani, nhận định sử dụng vũ lực không phải là lựa chọn trong tình huống này bởi Thái Lan luôn được giám sát chặt chẽ bởi các đồng minh phương Tây. Nếu họ dẹp biểu tình bằng các biện pháp bạo lực và khiến sinh viên thương vong, "đây có thể là dấu chấm hết cho tính hợp pháp của quân đội", theo Titipol.

Xem ra nói về độ ổn định chính trị thì Việt Nam vẫn là hàng đầu.

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2020

KHÔNG ĐƯỢC ĐÁNH ĐỒNG CÔNG VÀ TỘI

 KHÔNG ĐƯỢC ĐÁNH ĐỒNG CÔNG VÀ TỘI

-----------------------------------
Thời gian gần đây, trong khi “xét lại lịch sử”, có tác giả cho rằng Hoàng Cao Khải là người “có tinh thần dân tộc”, Trương Vĩnh Ký là “người thầy, nhà văn hóa lớn của dân tộc”,…! Các ý kiến này xuất phát từ sự thật lịch sử, hay chỉ dựa vào một vài kết quả mà những người đó vô tình có được rồi biến thành giá trị để tôn vinh, xưng tụng, bỏ qua việc họ đã đi ngược lại lợi ích dân tộc, thậm chí bỏ qua tội ác của họ đối với dân tộc?

Nghiên cứu lịch sử thế giới, chúng ta đều biết, hơn 200 năm trước, các cuộc chiến tranh do Napoléon (Na-pô-lê-ông) tiến hành mở rộng phạm vi ảnh hưởng của nước Pháp đã “vô tình” giúp nhiều nước châu Âu ra khỏi hình thái kinh tế - xã hội phong kiến, và mở ra con đường đi tới hình thái kinh tế - xã hội tư bản. Sau các cuộc xâm lăng đó, Đạo luật Napoléon (gồm: luật dân sự, luật gia đình, luật hình sự) đã được sử dụng để áp đặt lên lãnh thổ bị chinh phục như Hà Lan, Bỉ, một phần của I-ta-li-a, Đức. Rồi khi đế chế Napoléon sụp đổ, Đạo luật tiếp tục tồn tại ở nhiều quốc gia, được dùng làm cơ sở cho nhiều phần trong một số bộ luật ngoài châu Âu. Điều này cho thấy giá trị, tầm ảnh hưởng của Đạo luật, thậm chí được đánh giá như một “dự án cách mạng” khuyến khích sự phát triển của một xã hội tư sản ở Đức bằng việc mở rộng quyền đối với tài sản tư hữu và đẩy nhanh sự kết thúc của chế độ phong kiến. Tuy được coi là “người làm thay đổi châu Âu” nhưng nhiều quốc gia châu Âu lại không tạc tượng Napoléon để tỏ lòng biết ơn. Có lẽ vì người ta không quên các tổn thất nặng nề về người và của từ những cuộc chiến tranh do Napoléon tiến hành. Cũng không vì câu nói “lừa, ngựa và các nhà khoa học đi vào giữa” của ông trong chiến dịch Ai Cập mà quên sự cướp bóc, tình trạng hoang tàn ở nhiều quốc gia sau các cuộc xâm lăng dưới sự lãnh đạo của Napoléon…

Từ câu chuyện liên quan Napoléon, và nhiều sự kiện khác nữa, có thể rút ra kết luận: sự ngộ nhận, thậm chí đánh giá sai lầm bản chất một nhân vật của lịch sử không dựa trên sự thật khách quan là điều phải được xem xét nghiêm túc. Đáng tiếc ở Việt Nam gần đây có một số ý kiến “đánh giá lại” một số nhân vật vốn gây nhiều tranh cãi, từ đó nhập nhèm giữa “công” và “tội” có thể gây ra nhầm lẫn, làm sai lệch sự thật lịch sử; như việc mấy năm trước một nhà sử học đề nghị “đánh giá lại” Hoàng Cao Khải là một thí dụ. Không thể bác bỏ sự thật Hoàng Cao Khải là nhân vật từng tận tụy phục vụ chính quyền thực dân Pháp, dân gian đã lưu truyền “công trạng” của người này bằng những câu ca để đời: “Hỏi ai bán nước buôn dân - Ấy Hoàng Cao Khải, Nguyễn Thân một phường”, “Hoàng Cao nhục nhã đã xong - Nguyễn Thân đâu cũng vào vòng khuyển nô - Lại cùng Tây tặc mưu mô - Người Nam lại phá cơ đồ người Nam”…! Từ chỗ cho rằng “bia miệng” quá nặng nề khi đánh giá Hoàng Cao Khải, nhà sử học muốn bảo vệ nhân vật này, cho rằng đây là người có… “tinh thần dân tộc”! Chẳng nhẽ khi “xét lại”, nhà sử học (vô tình, cố tình?) bỏ qua báo cáo của thống sứ người Pháp Parreau (Pa-gô): Tháng 3-1889, Hoàng Cao Khải tiến hành “một trận đánh vang dội khắp vùng làm quân nổi loạn hoang mang, nhiều tên tướng bị bắt, Hoàng Cao Khải xử tử ngay lập tức. Hơn thế, Hoàng Cao Khải không để cho quân nổi loạn kịp hoàn hồn. Thám tử của ông tỏa đi khắp nơi, bắt giữ những kẻ tình nghi, hễ có dấu hiệu thông đồng với giặc (tức nghĩa quân) thì xử chém ngay tức khắc… Hàng loạt tên nổi loạn bị xử tử, làng Phù Đổng theo giặc bị đốt sạch”. Một ghi chép khác về Hoàng Cao Khải được trung úy F.Berard (Ph.Béc-na) viết trong thư ngày 16-10-1891 khiến người đọc khônng khỏi rùng mình: “Ông ta chặt 1.800 đầu trong ba tháng, nhưng ông ta đã thu được các tin tình báo quý báu đã giúp chộp được những tên cướp (tức nghĩa quân) và gặt hái được một số lượng lớn súng ống”. Dưới trướng Hoàng Cao Khải, đã hình thành một “thế hệ binh lính tàn bạo đến mức không chịu được” (lời Toàn quyền De Lanessan (Đờ La-nê-xăng)). Không ngẫu nhiên, một chí sĩ yêu nước đương thời từng nhận xét: “Phàm người Việt mà đi làm tôi tớ cho người Pháp đều là bọn tham bỉ mất lương tâm, quỳ lạy giống khác, xẻo thịt đồng bào, không bằng cầm thú… Hai người ấy (Khải và Thân) đành bỏ tất cả liêm sỉ danh tiết một người đời, đem hết tâm huyết tài lực giết hại đồng bào để cầu được công với người Pháp, chẳng qua là chỉ thèm thuồng ba chữ “có quyền thế” đó thôi…”. Đó là sự thật lịch sử không thể chối cãi. Đó cũng không phải “bia miệng”, nên không thể chỉ dựa vào một cuốn sách viết về lịch sử của Hoàng Cao Khải để ca ngợi ông ta là người “có tinh thần dân tộc”. Bởi người có tinh thần dân tộc không bao giờ theo chân ngoại bang giết hại đồng bào mình!

Năm 2015, việc Trương Vĩnh Ký được một Quỹ văn hóa tôn vinh “nhân vật kiệt xuất có công đối với văn hóa Việt Nam” khiến nhiều người ngạc nhiên. Sau đó lại xuất hiện một bài viết khẳng định Trương Vĩnh Ký là “người thầy, nhà văn hóa lớn của dân tộc”! Vậy người được tôn vinh này là ai? Đó là người vào tháng 3-1859, hơn một tháng sau khi Pháp chiếm thành Gia Định, trước cảnh nước mất nhà tan, phong trào chống thực dân lan rộng khắp cả nước lại có hành động khó hiểu là viết thư gửi người Pháp để cầu cứu: “Xin đừng chần chừ nữa, xin mở rộng bàn tay giải phóng của Ngài để chấm dứt những nỗi cơ cực của dân tộc chúng tôi” (Vũ Ngự Chiêu trích dịch Thư của Petrus Key); rồi tinh thần “không chần chừ” ấy được biểu hiện cụ thể bằng việc xăng xái làm thông ngôn cho người Pháp; và đảm nhiệm luôn cả việc làm “tay trong” cho người Pháp như đã thể hiện trong thư Trương Vĩnh Ký gửi cho P.Bert (P.Be): “Tôi cũng đang lo tiếp xúc để cung cấp cho ngài những tin tức chính trị hữu ích. Tôi hết lòng tán đồng dự án hoàn mỹ của ông Pène (Pen) về công cuộc bình định thi hành bởi những yếu nhân bản xứ và, ở đây, tôi đang bám sát nhà vua cùng Viện cơ mật. Như sứ giả tiên khu của Chúa, tôi tìm cách dọn đường cho ngài” (thư ngày 10-5-1886); “Tôi sẽ trấn áp tất cả các hãnh thần và bao vây nhà vua, tôi sẽ kiếm những người thật sự có khả năng cho Viện cơ mật” (thư ngày 17-6-1886)… Vậy nhưng, để đánh giá công lao Trương Vĩnh Ký, một số người chỉ căn cứ vào số tác phẩm của ông ta để kết luận đó là “người đi tiên phong trong việc chuẩn bị cho sự nghiệp duy tân”, “tác phẩm đa dạng như thế có tác dụng xã hội lớn lao. Nó giúp cho đồng bào ta vượt qua vòng kiềm tỏa u minh của lối sống phong bế, mở mang sự hiểu biết thiên nhiên, hiểu biết con người” mà không xét tới mục đích xuất bản các tác phẩm này. Hơn nữa, họ lấy gì chứng minh các cuốn sách ấy đã giúp người Việt đương thời “vượt qua vòng kiềm tỏa u minh của lối sống phong bế, mở mang sự hiểu biết thiên nhiên, hiểu biết con người”? Chẳng lẽ họ không biết chính Trương Vĩnh Ký đã nói rất rõ trong thư gửi “Các vị trong ban duyệt xét bản thảo” rằng: “Người Pháp với tư cách là chủ, cần biết tiếng An Nam để giảng dạy người An Nam là học trò những tư tưởng và khái niệm cần thiết cho việc cải tạo và phục sinh của người An Nam”; thậm chí còn không ngần ngại tự nhận mình là “người bề tôi tận tâm và vâng lời”, khẳng định “lòng tôi luôn luôn thuộc về nước Pháp, và những công việc phục vụ nhỏ mọn của tôi cũng thuộc về nước Pháp” (trích thư ngày 3-9-1868 gửi Giám đốc Nội trị để xin từ chức). Rõ ràng rất nhiều việc làm của Trương Vĩnh Ký chỉ là nhằm phụng sự quyền lợi của nước Pháp, không nhằm phụng sự đất nước đã sinh ra ông ta, tức là đâu có yêu dân tộc mình tới mức phải được ca ngợi, vậy vinh danh ông là “người thầy, nhà văn hóa lớn của dân tộc” chẳng phải là sự xúc phạm với người Việt chân chính hay sao?

Hoàng Cao Khải, Trương Vĩnh Ký không phải trường hợp cá biệt mà một số người nhân danh “nhà nghiên cứu” đánh giá, tôn vinh quá mức. Gần đây, hiện tượng này đang có xu hướng gia tăng với những việc khó tin như: có nhân vật cho rằng Pháp đánh chiếm Việt Nam là do “thượng đế an bài… nếu chống lại thì sẽ giống như châu chấu lay trụ đá”, vì vậy “tốt nhất là quân lính nên nghỉ ngơi” vẫn được ca ngợi “có tấm lòng yêu nước”; lại có nhân vật nói rằng: “Nay các nước phương Tây, đã bao chiếm từ Tây Nam cho đến Đông Bắc,... ở đâu thuận với họ thì phúc, chỗ nào trái với họ thì họa, ai hòa với họ thì được yên, huống hồ nước Việt Nam ta là một nước nhỏ bé, tại sao lại muốn trái đạo trời mà làm những việc thiên hạ khó làm được” lại được ca ngợi là “yêu nước thiết tha”… Đáng nói là tại một số hội thảo, tọa đàm, có tác giả đưa ra logic kỳ quặc: “Văn hóa là nền tảng, người có đóng góp vào văn hóa dân tộc thì không lý gì không yêu nước, không có những đóng góp ưu việt cho nước nhà”; thậm chí có người kiên trì dựng lên cái gọi là “nỗi oan khuất chưa có người giải” và tìm mọi cách “minh oan”. Trong khi đó, một số tờ báo lại chưa thận trọng tỉnh táo, thiếu kiểm chứng, đã tạo diễn đàn công bố, vô tình trở thành công cụ tuyên truyền luận điểm thiếu chính xác tới công chúng, nếu tình trạng này tiếp diễn vô hình trung sẽ biến cái sai thành cái đúng, biến “ngụy sử” thành chính sử, tác hại sẽ khôn lường.

Có thể thấy sự bất thường từ hiện tượng một số người nhân danh “xét lại lịch sử” để đưa đánh giá khác lạ, thậm chí sai lầm, về một số nhân vật lịch sử mà hành vi của họ từng làm tổn hại đến lợi ích dân tộc để tạo dựng nên “giá trị ảo”, thậm chí ca ngợi cả người theo ngoại bang, phản bội Tổ quốc,… rồi từ đó gieo rắc sự hoang mang, gây mất lòng tin, hoài nghi về những giá trị đích thực, phủ nhận những thành quả mà các thế hệ cha ông đạt được sau bao nhiêu năm đấu tranh giữ nước, bảo vệ độc lập dân tộc. Ghi nhận tên tuổi một số nhân vật lịch sử qua việc đặt tên một số trường học, công viên, đường phố là thể hiện tính nhân văn của truyền thống dân tộc. Nhưng không vì thế mà đánh đồng “công” và “tội”, người yêu nước và kẻ phản quốc, bởi điều đó là thiếu tôn trọng sự thật lịch sử và khiến nhận thức của thế hệ sau bị tác động tiêu cực, dẫn tới nhận thức lệch lạc, ngộ nhận.

Ảnh: Trương Vĩnh Ký với các bội tinh của Pháp


https://www.facebook.com/groups/938589476540591/permalink/1194266924306177/

 Cá nhân tôi thấy em Nguyễn Thị Thu Hằng (Trường THPT Kim Sơn A, Ninh Bình) chưa thật sự xứng đáng nhận được quán quân và vòng nguyệt quế. Danh hiệu cao quý ấy phải thuộc về

.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
Mấy thằng ml đầu cắt moi đang ngày đêm cào phím online gặp gì chê nấy, học thì dốt - cốt thì hèn, đầu óc vừa ngu ngục, vừa thủ đoạn, vừa bẩn thỉu... chưa một phút giây nào tự nhắc nhở bản thân phấn đấu để trưởng thành hơn nhưng thấy người khác thành công là hùa vào soi mói, cắn bậy.

Hãy nhớ rằng...
Một cô bé mới 17 tuổi mà đạt giải thưởng danh giá, mang vinh quang cho bản thân, gia đình, nhà trường và quê hương là điều xưa nay hiếm. Tên em sẽ được lưu trữ trong từ khoá google ít nhất vài mươi năm nữa. Cảm xúc dâng trào thì người ta có động tác ăn mừng, mà Anh Ba xem đi xem lại thấy dễ thương chứ có thấy lố gì đâu?

Tao hồi 17 tuổi mà ẵm được giải gì 1 tỷ như thế khéo tao tuột quần chạy quanh trường quay luôn í chứ nhảy múa thế ăn thua gì?

Còn vụ “làm giàu cho nước Úc”... anh nhắc luôn thế này:
Mày yêu gia đình không có nghĩa là mày suốt ngày ở nhà mà không ra đường kiếm tiền nuôi gia đình
Mày yêu thành phố này không có nghĩa là mày không được đi nơi khác lập nghiệp
Mày yêu đất nước này không có nghĩa là mày ở trong nước mới đóng góp cho quê hương

Đã yêu Tổ quốc này thì dù ở bất kỳ đâu người ta cũng cống hiến được. Hiểu chưa?

Nhìn bọn tự nhục mà anh chỉ tiếc mẹ Âu Cơ năm xưa sao ấp trứng không đều hơi ấm...

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1758042921023341&set=a.136334116527571&type=3&theater

 CẢI TẠO SÔNG TÔ LICH, CẨN THẬN TRUYỀN THÔNG LẠI HỚ!


-----------------

Công ty cổ phần Tập đoàn Môi trường Nhật Việt (JVE) là một cái tên không xa lạ đối với những người yêu Hà Nội và yêu sông Tô Lịch bởi dự án xử lý cải tạo sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano-Bioreactor của Nhật từ tháng 5 đến tháng 11-2019. Và ngày hôm nay, đồng loạt các báo chí đều đăng về việc công ty này tiếp tục đề xuất với chính quyền Hà Nội việc cải tạo sông Tô Lịch thành công viên lịch sử - văn hoá - tâm linh. Dĩ nhiên, thông tin này khiến nhiều người dân hoan hỉ vì không những vực dậy được dòng sông chết mà còn khiến cảnh quan của Thủ đô đẹp lên rất nhiều. Nhưng tính tôi vốn thận trọng, nên thấy rằng cũng đừng quá vui mừng sớm quá.

Trong đề xuất lần này, công ty JVE đã đề cập tới “Giải pháp tổng thể” để cải tạo sông Tô Lịch gồm các vấn đề như vấn đề thu gom nước thải; vấn đề cấp nước bổ cập cho sông sau khi thu gom hết nước thải; vấn đề xử lý triệt để tận gốc nguồn gây ra mùi hôi thối; vấn đề xử lý tầng bùn đáy; vấn đề xử lý nước đã bị ô nhiễm ở trong lòng sông; vấn đề thoát nước chống ngập khi mưa bão; vấn đề bảo tồn giá trị lịch sử, văn hóa, tâm linh; vấn đề phát triển du lịch... Và có ai còn nhớ, công ty JVE này từng quảng cáo rầm rộ với báo chí cách đây 1 năm rằng những vấn đề môi trường trên sẽ được giải quyết bằng công nghệ Nano-Bioreactor. Vậy năm ngoái lỡ n.ổ hơi to à.

Năm nay, chính quyền TP Hà Nội đã khởi công hệ thống cống ngầm nhằm thu chất thải sinh hoạt dọc sông Tô Lịch, như vậy là vấn đề khó khăn nhất đã được chính quyền TP Hà Nội tiến hành. Việc tiếp theo dĩ nhiên là cải tạo cảnh quan sau khi nước sông Tô Lịch trong trở lại và có vẻ như công ty JVE lại một lần nữa nhanh chân chọn việc “nhẹ nhàng”. Chưa biết nguồn vốn từ Nhật đến từ đâu, được tài trợ như thế nào nhưng một công ty tư nhân thì khó có thể làm không công mà chẳng đòi hỏi gì được. Cho nên chúng ta cũng nhẫn nại chờ một thời gian nữa xem phương án cụ thể mà công ty này đưa ra là gì lúc đó mừng cũng chưa vội.

Mà tôi có cảm tưởng như công ty JVE này là một công ty truyền thông thì đúng hơn. Vì ngay khi công ty này nộp đề xuất thì báo chí trong nước ta đồng loạt đăng tải cùng những bức ảnh phối cảnh tuyệt đẹp. Đúng theo kiểu gieo hy vọng vào lòng người dân Hà Nội và gây áp lực với chính quyền nếu bác bỏ đề xuất này. Nhật cũng gần Tàu và thâm phải biết.

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1272955696378034&set=pcb.1272956056377998&type=3&theater

 Trong khi cơn bão số 5 đang đổ bộ và gây ra nhiều thiệt hại với đồng bào các tỉnh miền Trung thì Nguyễn Lân Thắng ôm cái máy tính, lướt face trốn gió, trốn mưa cop nhặt hình ảnh trên mạng để xuyên tạc kiếm ăn. Chẳng thế mà ngay khi thấy được hình ảnh một cây cột điện đổ không thấy cốt thép đâu thì lập tức Thắng đăng dòng trạng thái tỏ ra mỉa mai ngành điện.

Thực ra câu chuyện về những chiếc cột điện không lõi sắt thép đã được đề cập từ nhiều năm trước. Các cột điện này được áp dụng công nghệ đúc bê tông ly tâm ứng lực giúp cho cột điện chịu tải cao hơn, bền vững hơn. Vậy tại sao nó vẫn đổ? Bởi đơn giản con người và ngay cả công nghệ hiện đại của con người đều nhỏ bé trước sức mạnh của thiên nhiên. Nhìn những hình ảnh cập nhật từ hiện trường, các bạn có thể thấy sức phá hủy của con bão lớn đến nhường nào.

Nghĩ rằng, Nguyễn Lân Thắng không làm lợi gì cho đời thì cũng đừng mở mồm ra mà chê bai. Ở cái thời đại ngày nay, làm gì cũng cần dùng đến cái đầu, ngay cả giờ đây muốn đi chống phá. Trong cái đất nước mà những con người như Thắng hay kêu là không có tự do Internet thì dân tôi 1 phát tra google ngay, khó lòe họ lắm. Chẳng hiểu sao, thành viên trong dòng họ Nguyễn Lân mở lời ra là lời vàng, lời bạc, còn Thắng cứ mở mồm là thấy mùi nồng nặc đâu đây các bạn nhỉ!



LÝ DO CÓ PHÙ HIỆU VIỆT NAM RẤT TO TRÊN ÁO CỦA SĨ QUAN GÌN GIỮ HÒA BÌNH CỦA TA BÊN CHÂU PHI

 Ở Nam Sudan, mỗi vùng đều do một lực lượng, bộ tộc hay phe phái có vũ trang chiếm cứ và “bắn nhau suốt ngày”.

Các đoàn công tác hoặc cứu trợ của Liên Hợp Quốc đi qua ranh giới những khu vực đó là cả một vấn đề nan giải bởi các tay súng rất thích gây khó dễ, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Một số sĩ quan liên lạc người Việt Nam ta thường được tín nhiệm giao nhiệm vụ dẫn đoàn xe Liên Hợp Quốc đi qua các vùng này, bởi mỗi khi bị chặn lại, chỉ cần sĩ quan liên lạc nói: "Chúng tôi là sĩ quan Việt Nam!" thì hầu hết những tay súng ở Nam Sudan đều ồ lên và nói: "Việt Nam - Hồ Chí Minh". Ngay lập tức đoàn xe của Liên Hợp Quốc được đi qua rất dễ dàng, bất kể đó là phe nào.

Rút kinh nghiệm việc này, từ các chuyến công tác sau, sĩ quan Việt Nam ngoài treo cờ thường gắn thêm dòng chữ VIỆT NAM thật to trên xe có khi to hơn chữ của LHQ. Phù hiệu trên ngực áo cũng được thay bằng dòng chữ Việt Nam to hơn.

Thế mới thấy hai chữ “VIỆT NAM” được cha ông chúng ta hy sinh biết bao xương máu gây dựng, bảo vệ đến nay đáng giá thế nào. Để có được uy tín và thương hiệu đấy không phải là điều tầm thường. Được thừa hưởng những giá trị di sản đó là niềm tự hào mà không phải dân tộc nào cũng dễ dàng có được.

Hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, văn bản cho biết 'VIET NAM'

“MỖI NGƯỜI SẼ TÙY THEO SỨC MÌNH THAM GIA VÀO CÔNG CUỘC XÂY DỰNG NƯỚC NHÀ”

 Là lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong “Thư gửi bộ đội, cán bộ và gia đình cán bộ miền Nam ra Bắc”, Báo Nhân dân đăng số 229, từ ngày 21 đến ngày 22 tháng 9 năm 1954.

ĐỪNG ĐỂ NGẬP CHÂN TRONG “MA TRẬN” XUYÊN TẠC VỀ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ

 Lâu nay, vấn đề chủ quyền lãnh thổ quốc gia được coi là “mảnh đất vàng” để các thế lực thù địch, bất mãn, cơ hội lợi dụng xuyên tạc, kích động chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam. Bóc trần, phản bác và kiên trì đấu tranh với những âm mưu kiểu này chính là hành động thiết thực góp phần vào việc bảo vệ chủ quyền hợp pháp, thiêng liêng của đất nước.

"NGÓN NGHỀ" KHÓ BỎ

Có thể nói rằng, lợi dụng vấn đề chủ quyền lãnh thổ, trong đó có chủ quyền về biển, đảo để xuyên tạc sự thật, kích động dư luận và gây rối vốn là “nghề” của các thế lực thù địch muốn chống phá Việt Nam. Và như một thói xấu cố hữu, thường thì cứ mỗi khi nước ta đứng trước những sự kiện trọng đại, ngón nghề này lại được chúng tung ra để phá bĩnh, làm đảo lộn tình hình.

Trong những ngày toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang phấn khởi chào mừng sự thành công của đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XIII của Đảng, dư luận tiến bộ trong nước và quốc tế không khỏi bức xúc khi trên mạng xã hội xuất hiện những thông tin xuyên tạc vấn đề chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam. Chỉ cần bớt chút thời gian suy ngẫm, đối chiếu và nhìn nhận một cách thấu đáo, có thể kết luận đây là luận điệu của các phần tử cơ hội, phản động, thường xuyên rình rập cơ hội để chống Đảng, chống Nhà nước và gây xáo trộn cuộc sống ổn định, hòa bình hiện nay của nhân dân Việt Nam. Ở đâu đó, trên các trang mạng xã hội hay các diễn đàn quy tập nhiều phần tử bất mãn, rêu rao rằng: “Đảng, Nhà nước Việt Nam coi trọng việc tổ chức đại hội Đảng hơn vấn đề bảo vệ chủ quyền biển, đảo”; hoặc cố tình xuyên tạc quan điểm, đường lối, chủ trương đấu tranh giữ vững chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc thông qua những “thuyết âm mưu” nhuốm màu kích động như: Việt Nam lôi bè kéo cánh, đi với nước này, chống nước kia; và rằng, không đánh nhau thì mất biển, mất đảo, thế nước lâm nguy...

Vạch trần chân tướng và đường đi của những chiêu trò này là việc nhất thiết phải bàn, phải làm. Có thể tự hào khẳng định rằng, lịch sử quá trình dựng nước, giữ nước, xây dựng và phát triển đất nước đã chứng minh, trong mỗi người dân Việt Nam là một trái tim yêu nước. Khi chủ quyền lãnh thổ quốc gia đứng trước những thách thức hoặc bị xâm phạm, lòng yêu nước được người dân thể hiện bằng cách dồn tối đa sự quan tâm, thường xuyên dõi theo những thông tin liên quan. Lợi dụng tâm lý này, các đối tượng thù địch đưa ra những thông tin sai sự thật hòng bẻ lái dư luận, kích động người dân nhằm mục đích cuối cùng là xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước, chia rẽ mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước và quân đội. Cụ thể, cùng với việc phê phán các hành vi vi phạm luật pháp quốc tế, xâm phạm chủ quyền Việt Nam, các đối tượng này cũng đồng thời quy chụp lãnh đạo cấp cao Đảng và Nhà nước ta "phản ứng chậm" hoặc "né tránh, không dám đối đầu, đang tâm để chủ quyền lãnh thổ quốc gia bị đe dọa” (!). Mưu đồ cốt lõi của những luận điệu này là khiến lòng dân mất yên, dần mất niềm tin vào lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Càng nguy hiểm hơn khi nhiều đối tượng lợi dụng vấn đề chủ quyền lãnh thổ, trong đó có chủ quyền biển, đảo để kích động, kêu gọi người dân “xuống đường” thể hiện lòng yêu nước, từ đó gây mất an ninh, trật tự xã hội và kiếm cớ để tiếp tục chống phá.
Một thực tế khác cần nhìn nhận, đó là trong khi đa số người dân nhận thức đúng đắn về quan điểm, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia, gần như “miễn nhiễm” với những luận điệu xuyên tạc, hồ đồ và cũ rích ấy, thì vẫn còn khá nhiều người "sập bẫy", trong đó chủ yếu là những người mới hoặc ít tiếp xúc với internet, mạng xã hội. Sự thiếu nhận thức đúng đắn về chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước khiến họ chưa kịp chắt lọc thông tin đúng-sai, dễ bị cuốn vào “ma trận phản động” trên internet.

SỰ THẬT NẰM TRONG NHỮNG CÁI ĐẦU TỈNH TÁO

Cùng với việc nhận diện âm mưu của các thế lực thù địch chống phá sự ổn định của Việt Nam thông qua chiêu bài về chủ quyền lãnh thổ, việc nắm vững chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, tỉnh táo để hấp thụ đầy đủ bản chất của vấn đề là nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi chúng ta.

Trước hết, phải nhắc lại rằng, quan điểm nhất quán, xuyên suốt của Đảng ta là kiên quyết, kiên trì bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ vững chắc biên giới và chủ quyền biển, đảo, vùng trời của Tổ quốc; đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển bền vững đất nước. Điều này đã được nêu rõ trong Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và được chứng minh trong cách thức Việt Nam giải quyết vấn đề Biển Đông, với tinh thần thượng tôn pháp luật, giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982); kiềm chế, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC).

Quan điểm xuyên suốt này còn được nêu rõ trong các phát biểu của lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và quân đội. Trong cuộc tiếp xúc cử tri quận Ba Đình (Hà Nội) vào giữa tháng 10-2019, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định quan hệ đối ngoại của Việt Nam thời gian qua rất tốt, bằng chứng là 192 nước đã nhất trí bầu Việt Nam là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021. Cùng với đó, kinh tế đối ngoại cũng không ngừng được mở rộng. Tuy nhiên, một số khu vực, địa bàn còn tiềm ẩn sự phức tạp về an ninh-trật tự, nhất là về vấn đề lãnh thổ, biên giới, biển đảo. Cũng tại cuộc tiếp xúc đó, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước kêu gọi cử tri cảnh giác với những quan điểm cực đoan về vấn đề Biển Đông và khẳng định cần phải giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước, đồng thời kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, không bao giờ nhân nhượng trước những vấn đề thuộc về chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

Hay như tại lễ công bố Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019, cùng với việc nhấn mạnh chính sách quốc phòng mang tính chất hòa bình và tự vệ của Việt Nam, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã nêu rõ: “Chúng ta mong muốn hòa bình, chủ trương giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. Chúng ta xây dựng quốc phòng cũng vì mục đích hòa bình. Nếu một khi đất nước chúng ta bị chiến tranh, chúng ta buộc lòng phải cầm súng thì chúng ta cũng phải cầm súng vì hòa bình. Chúng ta chỉ sử dụng sức mạnh quốc phòng trong tình huống tự vệ khi đất nước bị xâm hại, trước hết là độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích quốc gia-dân tộc, sự ổn định của chế độ”.

Ngoài ra, Sách trắng Quốc phòng cũng khẳng định quan điểm nhất quán của Việt Nam là "không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế", "không tham gia liên minh quân sự", và bởi vậy, quan điểm cho rằng Việt Nam “bài nước này, thân nước kia” hay “đi theo nước này, chống nước kia”, suy cho cùng chỉ là dối trá, lừa phỉnh dư luận.

Những bài học đắt giá từ các cuộc chiến tranh trong quá khứ đã khiến nhiều nước, trong đó có cả những quốc gia có tiềm lực quân sự mạnh, đang đi theo hướng lấy đối thoại, luật pháp quốc tế làm “kim chỉ nam” cho mọi hành động liên quan đến vấn đề chủ quyền lãnh thổ, thay vì cổ xúy cho xung đột và đối đầu. Điều đó càng chứng minh rằng quan điểm, chủ trương, đường lối, đối sách của Việt Nam trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia và giải quyết các vấn đề liên quan là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với xu thế chung của thế giới.

Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia cũng như cuộc sống hòa bình, ổn định hiện có, là vấn đề chiến lược, việc đại sự, đòi hỏi phải có chủ trương, đường lối, đối sách đúng đắn, phù hợp, hiệu quả và bền vững. Do đó, chúng ta cần hết sức tỉnh táo, cảnh giác trước các chiêu trò, luận điệu kêu gào, xuyên tạc, kích động để không mắc mưu những phần tử xấu và thế lực thù địch để rồi ngập chân trong thứ “ma trận” quái gở mà chúng cố tình giăng ở khắp nơi.

VŨ HÙNG

Hình ảnh có thể có: 1 người, đang đứng, bầu trời và ngoài trời
Hình ảnh có thể có: 1 người, ngoài trời
Hình ảnh có thể có: 4 người, mọi người đang đứng và ngoài trời

HÀ NỘI VỚI QUYẾT TÂM XỬ LÝ DỨT ĐIỂM VỤ 8B LÊ TRỰC

  Những sai phạm về xây dựng tại công trình 8B Lê Trực kéo dài nhiều năm qua đã gây bức xúc rất lớn trong quần chúng Nhân dân, ảnh hưởng ngh...