Thứ Hai, 1 tháng 2, 2021

HÀ NỘI VỚI QUYẾT TÂM XỬ LÝ DỨT ĐIỂM VỤ 8B LÊ TRỰC

 Những sai phạm về xây dựng tại công trình 8B Lê Trực kéo dài nhiều năm qua đã gây bức xúc rất lớn trong quần chúng Nhân dân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mỹ quan của Thủ đô. Do sự buông lỏng quản lý của một số cơ quan chức năng và chính quyền địa phương, chủ đầu tư là Công ty cổ phần May Lê Trực đã xây dựng công trình vượt 1 tầng so với giấy phép xây dựng, tăng 15,89m chiều cao; sai về khoảng lùi, khoảng giật cấp, dẫn đến tăng diện tích sàn xây dựng lên tới gần 7.000m. 

Vi phạm diễn ra từ năm 2012, nhưng phải đến cuối năm 2016, mới thực hiện xong cưỡng chế giai đoạn 1, phá dỡ được tầng 19 và tầng tum thang của công trình. Giai đoạn 2 với yêu cầu phá dỡ tầng 18 do vi phạm chiều cao theo giấy phép xây dựng, nhưng qua gần 4 năm, tức là tới thời  điểm đầu năm 2020 vẫn dậm chân tại chỗ, dù Thủ tướng Chính phủ nhiều lần có văn bản chỉ đạo TP Hà Nội xử lý dứt điểm vụ việc. Quý độc giả có thể xem chi tiết việc xử lý sai phạm tại đây.

HÀ NỘI VỚI QUYẾT TÂM XỬ LÝ DỨT ĐIỂM VỤ 8B LÊ TRỰC

Ngày 05/10/2020, quá trình tháo dỡ phần vi phạm tại dự án đã hoàn thành, bảo đảm yêu cầu, cải thiện bộ mặt đô thị và trật tự an toàn giao thông. Sau khi hoàn tất xử lý phần công trình vi phạm, hiện công trình còn 17 tầng và tum thang chiều cao đến mặt mái tầng 17 là 58,5m.

Ngày 13/12/2020, đại diện lãnh đạo Ủy ban Nhân dân quận Ba Đình cho biết chính quyền địa phương đã chính thức bàn giao tòa nhà 8B Lê Trực cho chủ đầu tư sau nhiều năm đình chỉ xây dựng và thực hiện phong tỏa để xử lý vi phạm trật tự xây dựng.

Mới đây UBND TP Hà Nội có Văn bản số 73/UBND-ĐT yêu cầu các đơn vị: Sở Xây dựng, Quy hoạch - Kiến trúc, Tài nguyên và Môi trường, Công an thành phố, Cục Thuế thành phố, Ủy ban Nhân dân quận Ba Đình, Công ty cổ phần May Lê Trực và các tổ chức, cá nhân có liên quan nghiêm túc thực hiện đúng chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân thành phố về xử lý công trình xây dựng tại số 8B Lê Trực.

Các việc cần thực hiện gồm sửa chữa, phục hồi vỉa hè và cảnh quan phía trước công trình, làm vệ sinh sạch sẽ phía trước và mặt ngoài tòa nhà; bổ sung chiếu sáng, cây xanh trên đoạn phố; tháo dỡ toàn bộ các rào chắn cũ nát, các bộ phận có khả năng gây nguy hiểm cho người, phương tiện hoạt động trong và xung quanh công trình.

Chiều qua 12/01/2021, lãnh đạo Sở Quy hoạch - Kiến trúc thành phố Hà Nội xác nhận, đã yêu cầu một Phó Giám đốc Sở trực tiếp, cùng các bộ phận, phòng ban chuyên môn, xem xét hướng dẫn Công ty cổ phần May Lê Trực về việc chỉnh trang tổng mặt bằng tòa nhà trên sau khi "cắt ngọn," xử lý vi phạm trật tự xây dựng theo yêu cầu UBND TP Hà Nội.

Trong đó, Sở Quy hoạch - Kiến trúc thành phố tập trung hướng dẫn chủ đầu tư tòa nhà 8B Lê Trực thực hiện vẽ lại cảnh quan, kiến trúc tổng mặt bằng với mục tiêu chỉnh trang làm đẹp tuyến phố, hài hòa với cảnh quan xung quanh… đảm bảo chất lượng, mỹ quan công trình.

"Sau khi có bản vẽ chi tiết cảnh quan, kiến trúc tổng mặt bằng tòa nhà 8B Lê Trực do chủ đầu tư nộp, Sở Quy hoạch-Kiến trúc thành phố sẽ thẩm định cho ý kiến sớm nhất có thể để chủ đầu tư thực hiện các công việc tiếp theo theo quy định", lãnh đạo Sở Quy hoạch-Kiến trúc Hà Nội thông tin thêm.

Theo Bí thư Thành uỷ Hà Nội Vương Đình Huệ, cơ sở quan trọng để Thành phố quyết tâm xử lý dứt điểm vụ việc là sự đòi hỏi của dư luận xã hội, báo chí, truyền thông, đặc biệt là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ vào cuối năm 2019 là giải quyết vụ việc bảo đảm 3 yêu cầu: Kỷ cương pháp luật; an toàn công trình và quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan.

Cũng theo người đứng đầu Đảng bộ Thành phố, việc xử lý sai phạm ở công trình vừa kiên quyết nhưng cũng rất kiên trì. Thành phố xử lý dứt điểm được những việc nổi cộm để tạo môi trường thuận lợi cho Đại hội đảng bộ các cấp theo phương châm dễ làm trước, khó làm sau.

Việc xử lý dứt điểm vi phạm trật tự xây dựng ở 8B Lê Trực là một trong nhiều ví dụ điển hình khẳng định quyết tâm của lãnh đạo TP Hà Nội nhằm tạo ra những chuyển biến tích cực đối với những việc khó, tồn đọng, kéo dài nhiều năm, đặc biệt trong thời điểm hiện tại TP phải phấn đấu hoàn thành “nhiệm vụ kép”. Việc làm này không chỉ bảo đảm tính răn đe, nghiêm minh của pháp luật mà còn bảo đảm quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan, được nhân dân ghi nhận và đánh giá cao.

Qua đây chúng ta có thể thấy cho dù vụ việc có phức tạp, khó khăn đến đâu nhưng với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền cũng như sự đồng thuận của quần chúng Nhân dân thì nhất định sẽ được giải quyết dứt điểm, nhanh chóng. “Lợi ích của nhân dân cần được đặt lên trên hết” chính là chìa khóa vạn năng để tháo các nút thắt, những vướng mắc trong các vụ việc tương tự./.

TỈNH TÁO TRƯỚC TIN FAKE, TIN XẤU ĐỘC TRONG BỐI CẢNH DỊCH BỆNH COVID 19 ĐANG DIỄN BIẾN PHỨC TẠP

 Những ngày gần đây, dịch bệnh Covid 19  bùng phát lại tại các tỉnh Hải Dương và Quảng Ninh khiến dư luận và người dân không khỏi hoang mang, lo lắng. Sự lo lắng lại càng tăng cao khi dịch bùng lại trong thời điểm Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đang diễn ra và Tết Nguyên đán đang cận kề.  Theo thông tin từ Bộ Y tế, tỉnh Quảng Ninh ghi nhận 10 ca bệnh ngày 28/1 và 02 ca bệnh mới ngày 29/1. Tỉnh Hải Dương ghi nhận 72 ca bệnh ngày 28/1 và 4 ca bệnh mới ngày 29/1. Thành phố Hà Nội ghi nhận 01 ca bệnh ngày 28/1.

Trước diễn biến của tình hình dịch bệnh, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều thông tin tin sai lệch và tin xấu độc gây hoang mang dư luận.

TỈNH TÁO TRƯỚC TIN FAKE, TIN XẤU ĐỘC TRONG BỐI CẢNH DỊCH BỆNH COVID 19 ĐANG DIỄN BIẾN PHỨC TẠP

Ngày 28/1 trên Facebook lan truyền hình ảnh về tờ khai lịch trình di chuyển, sinh hoạt của bệnh nhân P.A.T được cho là bệnh nhân nhiễm Covid 19 ở Quảng Ninh. Trong đó, có nội dung bệnh nhân  khi đi hát Karaoke có “tay vịn”. Thông tin này được phát tán không chỉ gây hoang mang cho cộng đồng mạng mà còn ảnh hưởng xấu tới uy tín của anh P.A.T khi bản thân anh  đang công tác trong lực lượng hải quan ở cửa khẩu Vân Đồn. Trước thông tin sai lệch này, đại diện Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Quảng Ninh đã khẳng định: Nội dung tờ khai trên không phải do cơ quan địa phương phát hành mà do các đối tượng xấu đưa tin giả, gây hoang mang dư luận và ảnh hưởng tới công tác truy vết trong phòng, chống dịch. Qua sự việc này, rất mong cộng đồng mạng và mỗi người dân cần tỉnh táo, không nên like, và chia sẻ những thông tin không xác thực. Đồng thời kiến nghị cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh cần truy nguồn gốc bản kê khai trên, kiên quyết xử lý nghiêm theo quy định các hành vi đăng tin sai sự thật.

Bên cạnh tin giả, một số đối tượng đã lợi dụng dịch bệnh Covid để tung tin xấu độc chống phá Đảng và Nhà nước.

TỈNH TÁO TRƯỚC TIN FAKE, TIN XẤU ĐỘC TRONG BỐI CẢNH DỊCH BỆNH COVID 19 ĐANG DIỄN BIẾN PHỨC TẠP

Trần Đình Đại là một điển hình. Đối tượng này quê ở Bắc Giang, sống ở thành phố Hồ Chí Minh suy thoái về phẩm chất, đạo đức lợi dụng mạng xã hội để công kích đòi giải tán Đại hội đảng và hắn còn ngang nhiên thách thức cơ quan chức năng khóa facebook của hắn. Các cơ quan có thẩm quyền cần có biện pháp để xử lý nghiêm với hành vi tung tin khiêu khích, chống đối Đảng, Nhà nước của Trần Đình Đại, qua đó răn đe những đối tượng đang có ý định lợi dụng tình hình dịch bệnh để tung tin chống Đảng và Nhà nước.

Cùng với nỗ lực của các cơ quan chức năng, thiết nghĩ người dân cần hết sức tỉnh táo trong việc tiếp nhận thông tin từ mạng internet, không chia sẻ những thông tin từ những nguồn không chính thống và không có kiểm chứng. Trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay, biết và cập nhật thông tin và điều quan trọng, tuy nhiên có trách nhiệm trong việc like và chia sẻ thông tin sẽ có ý nghĩa thiết thực góp phần hỗ trợ các lực lượng chức năng trong phòng chống dịch bệnh và đảm bảo Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng thành công tốt đẹp./.

Những suy luận thiếu căn cứ cơ sở cua Nguyễn Vũ Bình về Đại hội XIII

 Trên Rfa Việt Nam chuyên san Blog của Nguyễn Vũ Bình Xuất hiện bài viết với tựa đề : “Đại hội XIII diễn ra với nhiều chuyện lạ...” Bài viết tập trung phân tích những vấn đề cốt lõi của Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam nhưng theo hướng suy diễn, lập luận thiếu căn cứ, cơ sở. Về nhân thân của Nguyễn Vũ Bình có lẽ chúng ta đã quá rõ về những thành tích bất hão trong hoạt động chống phá Nhà nước. Cứ như đến hẹn lại lên, mỗi kỳ Đại hội diễn ra, Nguyễn Vũ Bình và đồng bọn lại làm “nô bút” cho RFA và một số trung tâm truyền thông phá hoại tư tưởng chống Việt Nam.



Những ngày gần đây, khi Đại hội Đảng đang diễn ra thì Nguyễn Vũ Bình lại “bẻ cong” ngòi bút của mình để tuyên truyền, kích động các luận điệu sai sự thật, thiếu căn cứ, cơ sở theo chiều hướng suy luận của cá nhân Nguyễn Vũ Bình. Việc “giữ bí mật đề án, phương án nhân sự cao cấp...” được Nguyễn Vũ Bình phân tích trên bài viết chuyên san Blog của mình với nội dung là Đảng Cộng sản Việt Nam dấu người dân thông tin, không công khai thông tin để người dân nắm được cụ thể để dễ bề thay đổi, thao túng quyền lực. Tuy nhiên, trên thực tế thấy rằng, phương án nhân sự của cấp cao phải quyết định ở phút cuối, việc đưa ra các phương án nhân sự mang tính chất suy đoán rất dễ làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và niềm tin từ phía nhân dân. Và rõ ràng, mọi phương án nếu như quyết định đều phải mang ý chí tập thể chứ không hoàn toàn của riêng ai.

Việc đá xoáy sang chuyện dân oan để dễ bề xuyên tạc chương trình nghị sự của Đại hội được Nguyễn Vũ Bình chắp vá trong bài viết đăng trên blog RFA. Bình cho rằng: “Đại hội lần này, nhà cầm quyền đã cho dẹp những lều, chỗ ở tạm của dân oan quyết liệt hơn các kỳ đại hội trước rất nhiều. Đặc biệt, nhà cầm quyền còn tung người canh giữ tất cả những người phản biện, đấu tranh trước khi khai mạc đại hội một vài hôm. Cá nhân người viết bài này trải qua ít nhất 3 kỳ đại hội đảng trước đây những chưa bao giờ bị canh nhà...” Rõ ràng, với những bài viết tuyên truyền như trên đều mục đích hướng đến chống phá Đại hội, làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với chính quyền. Trên thực tế, ngay cả những quốc gia được coi là có nền an ninh vững mạnh bậc nhất thế giới như Mỹ mà cuộc bầu cử vừa qua lực lượng an ninh còn phải canh giữ với một lực lượng cực dày trong vòng 1 tháng, vậy, có lý do gì Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam không triển khai để đảm bảo an ninh, an toàn đại hội, bảo vệ an toàn cả người dân.

Có thể nói rằng, những kẻ “hoang tưởng chính trị” như Nguyễn Vũ Bình thường đưa ra những suy diễn mang tính thiếu trung thực khách quan và đó cũng là lý do tại sao những thông tin này không bao giờ chiếm được niềm tin, uy tín đối với mỗi người dân Việt Nam.

Sự ngông cuồng của Đặng Hữu Nam

 Đặng Hữu Nam thường được con chiên xưng là bề trên, là cha, là thầy... nhưng với tôi tất cả những từ đó đều không xứng đáng cho Đặng Hữu Nam. Nếu xét về “nhân cách” của một người làm mục vụ thì Đặng Hữu Nam không xứng đáng với cái chức danh ông đang nắm giữ, bởi lẽ, chỉ cần là người có đạo thì phải tu đạo cho đúng, cho xứng để không hổ thẹn với chức danh mình có. Tuy nhiên, Đặng Hữu Nam luôn gắn chiếc mũ thầy tu để điều phối con chiên, tiêm nhiễm vào cho con chiên những tư tưởng bệnh hoạn, ý thức chống đối chính trị.




Câu chuyện sau khi TBT- CTN Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử chức danh Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII được nhân dân cả nước đón nhận với niềm vui hân hoan và coi đó là “Đại hồng phúc” của dân tộc thì một kẻ tự xưng danh là linh mục lại ngông cuồng xúc phạm, bôi lem, nói xấu. Đặng Hữu Nam sử dụng tài khoản facebook cá nhân để tuyên truyền với các luận điệu xuyên tạc như sau: “Tài năng có hạn, tuổi quá cao, sức quá yếu, bệnh tật triền miên ... xin mà không được nghỉ! # chỉ tại hết người tài!...” với ẩn ý bôi xấu hình ảnh của TBT-CTN Nguyễn Phú Trọng thì Đặng Hữu Nam chắc chắn phải ăn được trận bão mạng của cộng đồng mạng Việt Nam. Trong khi nhiều linh mục khác trong giáo hội vẫn đang dùi mài kinh sử, lời răn của Chúa thì Đặng Hữu Nam chỉ một mực quan tâm đến chuyện chính trường, chuyên đi bới móc chuyện xã hội để tung các thông tin thiếu trung thực, khách quan. Đặc biệt, với bản chất chống đối, Đặng Hữu Nam luôn tìm cách để công kích các vị trí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nhắm đến các mục tiêu mà Nam cảm thấy không thích, không ưng. Với tính cách ích kỷ, nhỏ mọn thì Đặng Hữu Nam đã và đang gieo rắc nhiều thông tin theo chiều hướng tiêu cực gây ra sự bất ổn trong cộng đồng.


Phải khẳng định rằng, trong giáo hội Công giáo sự chuẩn mực vốn có của các linh mục thực sự rất xứng đáng với những người làm công tác mục vụ, dẫn dắt con chiên đến với Thiên Chúa. Song, một số trường hợp “Con sâu làm rầu nồi canh”, mà điển hình đó là Đặng Hữu Nam đã làm xấu đi hình ảnh của giáo hội, đã gây ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều Linh mục chân chính. Chẳng lẽ, đứng trước cái sai chúng ta không phê phán, trước cái têu cực chúng ta không ngăn chặn. Tôi nghĩ rằng, chính các con Chiên cũng nên có các ý kiến để “chỉnh” hành vi của Đặng Hữu Nam, thay vì nghe những lời rao giảng mang tính chống đối, hãy tìm đến cho mình những vị linh mục có lương tri, có tâm “Thiện lành” để chuyển tải những giá trị tích cực nhất đến với mỗi chúng ta.

Các bình luận về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trên BBC có gì thú vị?

 BBC là một trong số trang đặc biệt quan tâm đến Đại hội XIII của Đảng CSVN. Đa số các bài viết thiên lệch, tâng bốc, "phản ánh" quan điểm chống đối, nhưng so với RFA, VOA, BBC luôn tỏ ra cố gắng "đa chiều", chú trọng phỏng vấn giới trí thức bất mãn, phát biểu có chút lập luận hơn mấy đài kia.




Qua một số bài phỏng vấn bộ phận trí thức trên BBC cho thấy, họ tỏ ra tôn trọng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, dù tuyên truyền rằng ông sẽ không thành công trong việc cải thiện guồng máy chính trị.

Chẳn hạn, trên BBC, Tiến sĩ Triết học Nguyễn Hữu Liêm viết rằng ông Trọng là “người Cộng sản chân chính cuối cùng” trong một xã hội đã chuyển sang vận hành theo mô hình tư bản, và đa số quan chức đã trở thành những nhà tư sản. Trong bối cảnh đó, ông Trọng không tìm được người đáng tin cậy để kế vị mình, nên phải cầm quyền thêm một nhiệm kỳ nữa. Trên cơ sở này, ông Liêm tuyên truyền rằng Việt Nam cần chuyển sang mô hình đa đảng, để thượng tầng chính trị ăn khớp với hạ tầng kinh tế của xã hội.

Carl Thayer đồng quan điểm với ông Liêm, khi cho rằng ông Trọng đang không tìm được người kế nhiệm.

Trong khi đó, Lê Hồng Hiệp và Nguyễn Khắc Giang lại có cách lý giải khác, khi cho rằng ông Trọng tiếp tục giữ chức bởi “Bộ Chính trị nói riêng và BCHTW nói chung chưa thống nhất, hay chưa tin tưởng, đội ngũ lãnh đạo kế cận để chuyển giao, như đã xảy ra ở ĐH7”. Trong bối cảnh đó, việc ông Trọng tiếp tục giữ chức là cần thiết để đảm bảo “cơ cấu lãnh đạo mới được tất cả các phe nhóm chấp nhận”.

Vì Đại hội XI (2011) đã sửa Điều lệ Đảng, bổ sung quy định “Tổng Bí thư không làm quá hai nhiệm kỳ liên tiếp”; họ cho rằng Đại hội XIII sẽ phải sửa Điều lệ một lần nữa để bỏ quy định này. Nguyễn Khắc Giang cho rằng dù ông Trọng không có khả năng tập trung quyền lực như Tập Cận Bình và Putin, việc sửa Điều lệ sẽ tạo một tiền lệ nhiều rủi ro, khiến các lãnh đạo sau ông Trọng có cơ hội tham quyền cố vị.

Qua một số trích dẫn trên cho ta thấy:

Thứ nhất, tôi không đồng ý với quan điểm của Tiến sĩ Nguyễn Hữu Liêm, rằng trước tình trạng tư sản hóa của nhiều quan chức Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ có một lựa chọn là chấp nhận đa đảng. Trong thực tế, chính khoảng cách giàu nghèo giữa quan chức và người dân đã thúc đẩy dư luận ủng hộ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chống tham nhũng, khiến ông Trọng có vị thế đặc biệt lớn như hiện nay. Mô hình chính trị truyền thống của Việt Nam và Trung Quốc vốn dĩ vẫn tự bảo tồn bằng cơ chế như vậy. Những dự đoán tương tự của ông Nguyễn Hữu Liêm vốn đã được các nhóm lưu vong ở hải ngoại đưa ra rất nhiều lần, suốt từ năm 1975 đến nay, mỗi tội chưa lần nào trúng.

Thứ hai, các bình luận rằng “ông Trọng không tìm được người kế nhiệm”, “Trung ương chưa tin tưởng đội ngũ lãnh đạo kế cận”… đều nhằm một mục đích, là tạo ấn tượng rằng guồng máy chính trị của Việt Nam đang rơi vào khủng hoảng. Nhưng mà khổ quá, thực ra nó có khủng hoảng đâu! Với thành tích duy trì đà tăng trưởng kinh tế, ứng phó với ngoại xâm và ngăn chặn dịch bệnh, Nhà nước Việt Nam sẽ tiếp tục được số đông tin tưởng trong nhiệm kỳ tới, dù có hay không có sự đóng góp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Cái đang khủng hoảng là giới chống Cộng, tiếc rằng chuyện này không thấy ông Nguyễn Hữu Liêm nói đến.


NGA BẮT VỢ NAVALNAYA VÀ 600 NGƯỜI BIỂU TÌNH TRÁI PHÉP

 



Yulia Navalnaya, vợ nhân vật đối lập tai tiếng người Nga Alexei Navalny, bị bắt cùng 600 người khác trong một cuộc biểu tình trái phép ở thủ đô Moscow.

Thông tấn Nga TASS dẫn thông báo của giới chức Moscow cho biết, khoảng 4.000 người đã tham gia một cuộc biểu tình tại Quảng trường Pushkin ngay giữa trung tâm thủ đô Moscow chiều 23/1 (giờ địa phương).


Theo TASS, cuộc biểu tình trên chưa được cấp phép. Những người biểu tình quá khích thậm chí tấn công cảnh sát, ném chai lọ, mảnh băng tuyết, pháo và đuốc về phía lực lượng an ninh. Ủy ban Giám sát Công cộng tại Moscow xác nhận khoảng 600 người biểu tình đã bị bắt giữ.

Hiện cuộc biểu tình đã chấm dứt. Theo DW, cuộc biểu tình nói trên do những người ủng hộ nhân vật đối lập tai tiếng Navalny tiến hành. Vợ của Navalny, bà Yulia Navalnaya, nằm trong số những người bị giam giữ ở Moscow.

Trong một bài đăng trên mạng xã hội, bà Yulia đã thông báo về việc mình bị bắt giữ bằng cách đăng bức ảnh bên trong xe của cảnh sát. Bà này sau đó đã được thả tự do cùng nhiều người khác.

Navalny, 44 tuổi, đã kêu gọi người ủng hộ xuống đường sau khi ông bị bắt giam hôm 17/1, thời điểm máy bay chở ông này từ Đức, nơi Navalny điều trị nghi án trúng độc, hạ cánh xuống sân bay quốc tế Sheremetyevo ở Moscow.

Trước đó, Nga từng cảnh báo họ sẽ bắt Navalny và đề nghị toà án tuyên phạt tù ông này, với cáo buộc Navalny trốn tránh sự giám sát liên quan đến một bản án mà ông bị tuyên phạt cách đây 7 năm.

Năm 2014, Navalny bị tuyên mức án 3,5 năm tù treo cùng 5 năm bị quản chế do có dính líu đến một vụ án gian lận thương mại. Như vậy, ông hiện vẫn đang trong thời gian bị quản chế. Nếu bị kết tội, hình phạt 3,5 năm tù treo của ông có thể sẽ bị chuyển thành hình phạt tù giam.

Một số nước phương Tây trong ngày 17/1 đã lên tiếng chỉ trích Nga vì bắt Navalny. Tuy nhiên, Moscow bác bỏ những lời chỉ trích trên, cho rằng

BẮT TRẦN HỮU ĐỨC VÌ THAM GIA CHÍNH PHỦ QUỐC GIA VIỆT NAM LÂM THỜI

 



Viễn

Tin từ các phương tiện truyền thông cho biết, một đối tượng vừa bị Công an Nghệ An bắt với cáo buộc “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Cụ thể đối tượng bị bắt tên là Trần Hữu Đức (sinh năm 1964) tại huyện Nam Đàn, Nghệ An, bị bắt giữ vào lúc 16 giở ngày 21/1.

Công an đồng thời cũng thi hành khám xét khẩn cấp chỗ ở của ông Trần Hữu Đức tại xã Xuân Lâm, huyện Nam Đàn và thu giữ nhiều tài liệu liên quan đến hoạt động phạm tội.

Ồng Đức bị cáo buộc đã tham gia tổ chức Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời do ông Đào Minh Quân, một Việt Kiều ở Mỹ, cầm đầu. Theo chỉ đạo của tổ chức ông Trần Hữu Đức đã tiến hành thu thập thông tin các công dân trên địa bàn tỉnh Nghệ An để chuyển cho tổ chức Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời với mục đích trưng cầu dân ý bầu ông Đào Minh Quân làm tổng thống đệ tam cộng hoà, khôi phục chế độ Việt Nam cộng hoà trước đây.

Có thể nói việc bắt giữ Trần Hữu Đức là hành động hết sức kịp thời của Công an Nghệ An bởi việc Trần Hữu Đức tham gia tổ chức Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời là hành vi hết sức nguy hiểm.

Bộ Công an đã nhiều lần tuyên truyền công khai tổ chức Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời là tổ chức khủng bố do Đào Minh Quân cầm đầu hoạt động với mục đích hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân tại Việt Nam.

Đáng chú ý, tổ chức này hoạt động theo phương thức khủng bố manh động nên Bộ Công an Việt Nam đã nhiều lần khuyến cáo công dân không được tham gia tổ chức này. Mọi hoạt động tham gia tổ chức khủng bố này đều bị xử lý.

Rồi đây, Công an Nghệ An sẽ làm rõ mục đích, động cơ phạm tội của Trần Hữu Đức nhưng chắc chắn Trần Hữu Đức sẽ phải chịu những bản án nghiêm khắc của pháp luật.

Đây cũng là bài học cảnh tỉnh cho nhiều người khác nếu còn ảo tưởng tham gia tổ chức của Đào Minh Quân.

TẠI SAO VIỆT TÂN TẬP TRUNG CÔNG KÍCH BÁC NGUYỄN PHÚ TRỌNG

 




Viễn

Trong những ngày này, khi mà Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành Đại hội 13 thì trên không gian mạng cũng tăng cường xuất hiện các bài viết chống phá sự kiện quan trọng này, trong đó một số trang của Việt Tân cũng như của các nhà “dân chủ” nỗi lẫn ngoại xuất hiện seri bài viết công kích vào cá nhân tổng bí thư, chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.

Chỉ điểm riêng sơ sơ trang Việt Tân cũng đã có loạt bài viết như “Nguyễn Phú Trọng nên nghỉ hưu”, “Nguyễn Phú Trọng dựa vào Trung Quốc bám quyền lực bằng mọi giá”, “Nguyễn Phú Trọng thao túng Đại hội 13”, “Thất bại của Nguyễn Phú Trọng”…

Câu hỏi đặt ra là, tại sao họ lại tập trung công kích vào cá nhân tổng bí thư, chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vào thời điểm này.

Tìm kiếm các thông tin rò rỉ trên mạng cũng như dự đoán của nhiều giới chuyên gia, thì rất nhiều khả năng bác Trọng sẽ được giới thiệu tái cứ tại Đại hội 13. Và đây có lẽ là nguyên nhân chính khiến VIệt Tân và đồng đảng lên đồng chống phá công kích vào cá nhân tổng bí thư.

Tại sao họ lại sợ bác Trọng đắc cử đến vậy?

Rất đơn giản, hãy nhìn vào Việt Nam những năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng nói chung và cá nhân tổng bí thư nói riêng sẽ có câu trả lời.

Bác Nguyễn Phú Trọng là trung tâm của mọi sự đoàn kết trong Đảng, khiến Đảng cầm quyền vững mạnh.

Bác Trọng là kiến trúc sư của công cuộc đốt lò, chỉnh Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, là khắc tinh của quan liêu, tham nhũng, tội phạm kinh tế.

Kinh tế đất nước những năm qua liên tục phát triển với mức tăng trưởng cao, ngay cả trong lúc thế giới lao đao vì đại dịch.

Chính trị ổn định, an ninh-quốc phòng được giữ vững; vị thế của Việt Nam ngày càng cao trên trường quốc tế.

Ngay cả lúc này đây, giữa đại dịch, Việt Nam vẫn đang là nơi an toàn, rất an toàn với sức khỏe người dân.

Có bác Trọng, người dân đặt trọn niềm tin vào Đảng, vào Chính phủ cầm quyền.

Có bác Trọng, đất nước phát triển toàn diện.

Và có lẽ đó là điều mà bọn phản động không thích thú. Do đó khi biết có thông tin bác Trọng khả năng tái cử, chúng chồm lên cắn xé.

Nhưng theo quy luật, cái gì bọn phản động khủng bố như Việt tân phản đối, là ta đang đi đúng, làm đúng rồi.

Dân đặt trọn niềm tin vào bác Nguyễn Phú Trọng.

Bác tái cử là hồng phúc cho dân tộc.

CHÍNH PHỦ LẠI VÌ DÂN QUYẾT LIỆT CHỐNG COVID

 



Viễn

Như vậy là sau gần 60 ngày không có ca lây nhiễm Covid mới trong cộng đồng, Việt Nam đã lại bị Covid quay lại tấn công ở làn sóng thứ 4 với quy mô, tính chất và cường độ mạnh hơn.

Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng…là những địa phương hứng chịu đợt tấn công này. Mọi người có hơi bất ngờ nhưng tuyệt nhiên không hoang mang bởi họ biết,Chính phủ sẽ lại vào cuộc cao nhất và nhanh nhất.

Và đúng là như thế, ngay sau khi nhận được thông tin, thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phó thủ tướng Vũ Đức Đam dù đang Đại hội Đảng nhưng ngay lập tức đã rời hội trường, tổ chức họp Ban chỉ đạo ngay và có những chỉ đạo rất quyết liệt về việc chống dịch.

Toàn Chính phủ đặt mục tiêu cao nhất trong 10 ngày sẽ khống chế được đợt bùng phát này.

Bộ y tế đã ngay lập tức cử gần như các chuyên gia tinh nhuệ nhất tăng cường cho Quảng Ninh, Hải Dương, giống như đợt tăng cường cho Đà Nẵng.

Công an, Quân đội, chính quyền 3 tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng cũng đã có những động thái quyết liệt, khẩn trương khoanh vùng, truy vết để dập dịch trong thời gian sớm nhất.

Với những động thái quyết liệt đó, dù đợt bùng phát dịch này mạnh hơn, quy mô lớn hơn nhưng người dẫn vẫn đặt trọn niềm tin rằng dịch sẽ nhanh chóng bị khống chế và đẩy lùi.

Và những lúc như thế này, lại thấy mình thật may mắn và tự hào vì được sống dưới một Chính phủ luôn vì dân mà lo mà nghĩ và hành động.

Lại đặt trong mối quan hệ so sánh với nước Mỹ bên bờ đại dương, hai ông già tranh nhau một chiếc ghế đến nỗi mặc dù Covid đang hoành hành, mỗi ngày hàng nghìn người chết nhưng vẫn huy động hàng trăm, hàng nghìn người đi biểu tình.

Hai ông già đó chỉ nghĩ đến chiếc ghế còn với người dân thì sống chết mặc bay.

Còn với Việt Nam thì lo cho dân và vì dân luôn là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ.

Vậy thì đâu mới là thiên đường, đâu mới là nhân văn và ưu việt đây.

Rõ ràng chỉ có Việt Nam mới xứng vởi hai từ vì dân mà thôi.

PHÓ THỦ TƯỚNG CAM KẾT 6 NGÀY NỮA KHOANH ĐƯỢC Ổ DỊCH HẢI DƯƠNG, QUẢNG NINH

 



Phó thủ tướng Vũ Đức Đam tin tưởng, 6 ngày nữa sẽ khoanh được ổ dịch ở Hải Dương, Quảng Ninh, giữ đúng cam kết dập dịch trong 10 ngày.

"Chúng ta đã cùng nhau cam kết trong 10 ngày cơ bản khống chế, dập được ổ dịch ở Chí Linh, đến hôm nay còn 6 ngày nữa, mọi người phải tiếp tục tinh thần đó", Phó Thủ tướng nhấn mạnh khi kiểm tra công tác phòng chống Covid-19 tại thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương, chiều tối 31/1.

Tại đây, ông Đam kiểm tra chốt kiểm soát dịch bệnh trên quốc lộ 37 qua Chí Linh, cơ sở xét nghiệm tại Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hải Dương và đơn vị điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Bệnh viện Đại học Y tế kỹ thuật Hải Dương.

Lãnh đạo tỉnh cho biết, sau 4 ngày dồn sức triển khai quyết liệt, "đến nay cơ bản tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát". Hải Dương hiện có 188 ca Covid-19; 45 điểm cách ly, phong toả quy mô cấp thôn, xóm và 6-7 xã cách ly toàn bộ; một thành phố phong tỏa là Chí Linh.

Địa phương tăng công suất xét nghiệm từ 5.000 mẫu mỗi ngày lên 7.000 mẫu. Sau khi lắp đặt thêm các máy xét nghiệm, năng lực xét nghiệm tại chỗ của tỉnh có thể đạt 10.000 mẫu mỗi ngày, đáp ứng tốc độ lấy mẫu. Tỉnh cũng đang nỗ lực khắc phục tình trạng thiếu khu cách ly tập trung.

Lãnh đạo CDC Hải Dương cho biết với tốc độ lấy mẫu, truy vết, khoanh vùng như hiện nay, sau 10 ngày có thể kiểm soát khoảng 80% tình hình trên địa bàn.
Sau khi kiểm tra thực tế, Phó thủ tướng lưu ý, với những khu điều trị bổ sung, nếu chưa có bệnh nhân thì dùng làm nơi cách ly tập trung. "Nhờ sự vào cuộc quyết liệt, chuẩn xác ngay từ đầu của tỉnh Hải Dương, sự đồng lòng của bà con nhân dân và chi viện lực lượng từ Trung ương, đến hôm nay có thể khẳng định tâm dịch ở xã Cộng Hoà (TP Chí Linh) cơ bản được kiểm soát tốt", Phó thủ tướng nói và gửi lời cám ơn đến các lực lượng đã bốn ngày đêm liên tục chống dịch.

Tuy nhiên, ông lưu ý biến thể mới của virus lan rất nhanh, người dân giao lưu, đi lại nhiều, không chỉ ở trong tỉnh Hải Dương mà khắp nơi. Vì vậy, Hải Dương cần tiếp tục thực hiện quyết liệt các biện pháp truy vết, khoanh vùng, cách ly...

Phó thủ tướng kêu gọi người dân thực hiện nghiêm các quy định ở những nơi đang phong tỏa, trong khu cách ly tập trung, cách ly tại nhà. "Chỉ cần mỗi cá nhân lơi lỏng một lúc có thể gây ra những hậu quả không thể lường trước được", ông Đam cảnh báo.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam kiểm tra chốt cách ly tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, tối 31/1. Ảnh: Đình Nam

Tối cùng ngày, Phó thủ tướng kiểm tra một số chốt kiểm soát dịch bệnh tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Ông nhấn mạnh, trường hợp như ổ dịch ở khu công nghiệp Cộng Hòa, Chí Linh "hoàn toàn có thể xảy ra ở bất kỳ nơi nào, nếu chúng ta lơ là thời gian ngắn".

"Hiện, tình hình đã có những bước rất tích cực. Hải Dương đã có mô hình phong toả trong phong toả, hình thành nhiều lớp. Chính quyền thị xã Đông Triều đã khoanh nhỏ những điểm nghi ngờ và nhiều điểm nhỏ khoanh thành điểm lớn hơn", ông Đam nhận định.

Từ 28/1 đến nay, Bộ Y tế ghi nhận 238 ca nhiễm Covid-19 cộng đồng, ở 9 tỉnh thành gồm Hải Dương (188), Quảng Ninh (25), Hà Nội (13), Gia Lai (4), Bắc Ninh (3), Hòa Bình (2), TP HCM, Hải Phòng, Bình Dương mỗi nơi một ca.
Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được cách ly hơn 23.000. Trong đó, cách ly tập trung tại bệnh viện 150; cách ly tập trung hơn 20.000, còn lại ở nhà hoặc nơi lưu trú

HÀ NỘI XUẤT HIỆN HAI CA NHIỄM MỚI COVID 19

 



Một phụ nữ 48 tuổi ở quận Cầu Giấy, một phụ nữ 40 tuổi ở Nam Từ Liêm, tiếp xúc với F1 của bệnh nhân nhân viên quốc phòng, nay xét nghiệm dương tính.

Người phụ nữ 48 tuổi ở tổ 21, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, khuya 31/1 được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội thông báo dương tính nCoV. Chị được cách ly và lấy mẫu xét nghiệm do cùng 3 người trong gia đình bệnh nhân đến Bạch Đằng, TP Chí Linh, Hải Dương, vào ngày 23/1. Hiện cơ quan chức năng tiếp tục điều tra số người tiếp xúc với người phụ nữ này.

Người phụ nữ 40 tuổi làm công việc cắt tóc, gội đầu tại nhà đối diện với nhà "bệnh nhân 1723". Chị được Trung tâm y tế quận Nam Từ Liêm xác định là trường hợp F1, lấy mẫu xét nghiệm, cách ly tập trung tại Trung đoàn Bộ binh 58, Thạch Hòa, Quốc Oai. Ngày 31/1, kết quả xét nghiệm của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội dương tính nCoV, chuyển người này đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.

Hai ca dương tính này chưa được Bộ Y tế ghi nhận và định mã số, xem như ca nghi nhiễm.

Sở Y tế Hà Nội thông báo những ai đã đến số nhà 342 đường Phúc Diễn từ ngày 26 đến 28/1, phải tự cách ly tại nhà và thông báo ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn hỗ trợ, hoặc gọi đến số điện thoại đường dây nóng phòng chống dịch: 0969.082.115, 0949.396.115.

Con đường lây cho bệnh nhân này có thể như sau: "Bệnh nhân 1694" quê Hải Dương, trú tại quận Nam Từ Liêm Hà Nội, làm việc tại nhà máy Z153, Cục Kỹ thuật Bộ Quốc phòng, huyện Đông Anh. Ông này về quê ăn cưới. Trở lại Hà Nội, ông lây nhiễm sang "bệnh nhân 1723" (F1). Đến lượt 1723 tiếp xúc với chị phụ nữ cắt tóc (F2), khiến chị dương tính nCoV.

Trước ca này, "bệnh nhân 1694" đã lây nhiễm 5 người trong gia đình và 3 đồng nghiệp.

Hà Nội đã ghi nhận 13 ca Covid-19 trong cộng đồng liên quan tới ổ dịch ở Hải Dương và Quảng Ninh, tính từ ngày 28/1.

Giới chức y tế dự báo Hà Nội sẽ xuất hiện thêm nhiều ca nhiễm mới trong cộng đồng, khuyến cáo người dân từ Hải Dương, Quảng Ninh nhưng không đi qua vùng dịch, cần khai báo y tế, tự theo dõi sức khỏe và cách ly 14 ngày tại nhà. Người dân thực hiện nghiêm túc thông điệp 5K của Bộ Y tế, trong đó chú trọng giảm tiếp xúc xã hội, giữ khoảng cách và đeo khẩu trang khi ra ngoài.

Tổng cả 4 ngày 28-31/1, Bộ Y tế ghi nhận 238 ca nhiễm cộng đồng, ở 9 tỉnh thành gồm Hải Dương (188), Quảng Ninh (25), Hà Nội (13), Gia Lai (4), Bắc Ninh (3), Hòa Bình (2), TP HCM, Hải Phòng, Bình Dương mỗi nơi một ca.

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được cách ly hơn 23.000. Trong đó, cách ly tập trung tại bệnh viện 150; cách ly tập trung hơn 20.000, còn lại ở nhà hoặc nơi lưu trú

TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG TÁI ĐẮC CỬ VÀ NỖI TẼN TÒ CỦA CÁC NHÀ “DÂN CHỦ”

 



Viễn

Như vậy là tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được đại hội tín nhiệm bầu tiếp tục giữ chức tổng bí thư với số phiếu rất cao. Đồng thời, Đại hội Đảng cũng đã bầu ra danh sách Ban chấp hành Trung ương khóa mới và Bộ Chính trị, Ban bí thư, Ủy ban kiểm tra trung ương khóa mới.

Có thể nói rằng hôm nay Đại hội mới bế mạc nhưng đến thời điểm này Đại hội Đảng đã thành công tốt đẹp.

Kết quả nhân sự Đại hội đã đáp ứng trúng kỳ vọng của nhân dân. Toàn thể nhân dân đã đón chờ kết quả Đại hội với tâm lý hân hoan, phấn khởi khi thấy các gương mặt được bầu chọn rất xứng đáng, phù hợp với kỳ vọng của nhân dân.

Đặc biệt việc Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đắc cử tổng bí thư được xem là một hồng phúc cho dân tộc. Ai cũng vui trước thông tin này bởi với việc cụ Trọng ở lại công cuộc đốt lò chống tham nhũng, chỉnh Đảng chắc chắn sẽ được tiếp tục đẩy mạnh, nội bộ Đảng đoàn kết trên dưới một lòng, sức chiến đấu và lãnh đạo của Đảng được nâng lên, tiếp tục chèo lái con thuyền cách mạng đến bến bờ thành công.

Đặc biệt việc tổng bí thư đắc cử cũng là cú tát nảy lửa vào mặt những nhà “dân chủ” cả nội lẫn ngoại, khiến cho cánh này tẽn tò, ít nhất là trên mấy phương diện.

Thứ nhất còn nhớ trước thềm Đai hội, các nhà ‘dân chủ” đã chẳng tung tin rằng nào là bác Trần Quốc Vượng hay bác Nguyễn Xuân Phúc… tranh nhau tổng bí thư… Nhưng việc bác Trọng tái đắc cử cho thấy, những việc mà Việt Tân hay các nhà “dân chủ” viết đều là tin vịt, tin đồn đoán vớ vẩn không có căn cứ.

Thứ hai, ngay cả khi có thông tin rò rỉ rằng cụ Trọng có thể ở lại, Việt Tân và nhiều nhà “dân chủ” khác đã mở một seri bài công kích, xuyên tạc, hạ uy tín cụ Trọng. Nhưng đúng là chó cứ sủa đoàn người cứ bước, Đại hội đã sáng suốt lựa chọn cụ Trọng cho vị trí tổng bí thư. Điều này khiến các nhà “dân chủ” ắt hẳn nổi máu điên.

Thứ ba, việc Đại hội bầu cụ Trọng cũng như danh sách các ủy viên Trung ương là những người xứng đáng cũng là cú tát vào mồm những kẻ xuyên xuyên tạc rằng Đại hội Đảng chỉ là vở diễn, bình mới rượu cũ.

Nhân dân thì đang rất hân hoan và phấn khởi vào kết quả Đại hội, vào việc cụ Trọng tái cử tổng bí thư.

Và khi ý Đảng lòng dân là một, trên dưới một lòng thì không có gì ngăn cản nởi Việt Nam tiếp bước.

Chỉ có bọn “phản động” là hậm hực mà thôi.

Và khi nhân dân đã thắng thi phản động tất bại

Vì sao BBC và RFA tích cực tuyên truyền về Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam?

 Trong những tháng cuối năm 2020 và tuần đầu năm 2021, các hội nhóm chống Nhà nước Việt Nam đã tăng cường tuyên truyền về Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, dự kiến sẽ khai mạc vào ngày 25/01/2021. Đặc biệt, các đài nước ngoài phát sóng bằng tiếng Việt như BBC, RFA… đã dẫn đầu một dòng dư luận đòi “đa dạng hóa” đời sống chính trị ở Việt Nam cả về mặt sinh hoạt lẫn thông điệp. Về mặt sinh hoạt, họ kêu gọi công dân ngoài Đảng Cộng sản tham gia đọc, viết, thảo luận về chính trị trên Internet, dưới danh nghĩa “góp ý cho Đại hội Đảng”. Về mặt thông điệp, họ đòi đa dạng hóa nhân sự lãnh đạo ở các cấp, đa dạng hóa các thành phần kinh tế (đặc biệt trong vấn đề quyền sở hữu đất đai), và đòi chuyển sang mô hình tranh cử, đa đảng, báo chí độc lập, tam quyền phân lập… Mục đích của họ là khiến Đảng Cộng sản Việt Nam mất khả năng kiểm soát hạ tầng và định hướng thượng tầng của xã hội, và tạo cơ hội cho các lực lượng thân phương tây tranh giành quyền kiểm soát, định hướng đó.

Cụ thể, trong vòng 1 tháng, từ ngày 11/12/2020 đến ngày 10/01/2021, BBC đã đăng 68 bài viết thuộc mục “Việt Nam”. Trong đó có 19 bài về Đại hội XIII của ĐCSVN, chiếm 28%  tổng số. Tỉ lệ này cho thấy đây là một chủ đề mà BBC tập trung khai thác.

Các bài viết thuộc chủ đề này thu hút nhiều người xem trên BBC:



Trong khi đó, RFA có một chuyên mục về Đại hội XIII:



BBC và RFA gần như có chung danh sách những người viết bài / trả lời phỏng vấn, và danh sách các thông điệp tuyên truyền về chủ đề này.

Những người viết bài / trả lời phỏng vấn chủ yếu bao gồm 2 thành phần, là cựu công chức, Đảng viên và chuyên gia kinh tế ở hải ngoại.

Các thông điệp mà BBC và RFA sử dụng khi tuyên truyền về Đại hội XIII đều dễ lọt tai người dân, do liên quan đến các quyền lợi ngắn hạn của họ (VD: có thêm quyền sở hữu đất đai, có thêm quyền bầu chọn các lãnh đạo cấp cao…).

Tuy nhiên, nếu được thực hiện, các yêu sách trong những thông điệp này sẽ khiến ĐCSVN mất khả năng kiểm soát, quản lý xã hội, qua những kịch bản như:

_ Kịch bản kinh tế: Khi các nhóm lợi ích tích lũy một lượng lớn tài sản (VD: đất đai) mà chỉ chịu sự điều chỉnh của quy luật của thị trường, không chịu sự điều chỉnh của Nhà nước, cơ sở hạ tầng kinh tế sẽ thay đổi hoàn toàn theo hướng chủ nghĩa tư bản, khiến các nhóm tư sản nắm quyền lực thực tế trong xã hội. 

_ Kịch bản chính trị: Hoạt động tranh cử công khai trong nội bộ Đảng dẫn đến sự xuất hiện của các “đảng trong Đảng”, từ đó hình thành các đảng đối lập.

Như vậy, khi BBC và RFA tuyên truyền về Đại hội XIII của Đảng Cộng sản, họ không có mục đích nào khác ngoài lật đổ, thay thế hệ thống chính trị hiện tại ở Việt Nam. Việc lật đổ này tất nhiên có lợi cho các chính phủ phương Tây đứng đằng sau 2 đài này, vì nó buộc nền kinh tế và chính trị ở Việt Nam phải vận hành theo trật tự quốc tế đang do họ kiểm soát. Dù vậy, nó chưa chắc đã có lợi cho người dân Việt Nam, như những gì mà người dân các nước Arab đã nhận ra sau cuộc Cách mạng Hoa Nhài:


Việc lựa chọn mô hình chính trị của một quốc gia phải dựa trên các đặc điểm văn hóa, nhân khẩu, kinh tế, địa chính trị… của quốc gia đó, thay vì dựa trên các quy chuẩn mà nước ngoài áp đặt. Nếu chính phủ Anh và Mỹ không thể chịu trách nhiệm về hậu quả của các cuộc cách mạng đường phố ở nước khác, họ không nên dùng các đài như BBC và RFA để chủ động can thiệp vào nền chính trị của các nước khác.

HÀ NỘI VỚI QUYẾT TÂM XỬ LÝ DỨT ĐIỂM VỤ 8B LÊ TRỰC

  Những sai phạm về xây dựng tại công trình 8B Lê Trực kéo dài nhiều năm qua đã gây bức xúc rất lớn trong quần chúng Nhân dân, ảnh hưởng ngh...